Bảo đảm thực hiện hợp đồng có được phép nộp bằng tiền mặt không hay bắt buộc phải thông qua chuyển khoản ngân hàng? Quy định về nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong đấu thầu?
Bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu là một vấn đề rất quan trọng và được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, là hình thức bảo đảm sẽ được thực hiện như thế nào? Có được phép nộp bằng tiền mặt hay không? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có những kiến thức pháp lý về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng mua sắm hàng trong đấu thầu mua sắm hàng hóa
Loại hợp đồng áp dụng chủ yếu cho gói thầu mua sắm hàng hóa là hợp đồng trọn gói. Trường hợp hàng hóa có tính đặc thù, phức tạp, quy mô lớn và thời gian thực hiện hợp đồng trên 18 tháng thì có thể áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Khi áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hồ sơ mời thầu phải quy định rõ công thức điều chỉnh giá; trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có thay đổi về đơn giá và cần phải điều chỉnh giá hợp đồng thì nhà thầu phải chứng minh được các yếu tố dẫn đến sự thay đổi về đơn giá đó.
Về
2. Quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa
Tại Khoản 2 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:
“Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư”.
– Tại Điều 66 của Luật đấu thầu năm 2013 quy định về đảm bảo thực hiện hợp đồng thầu như sau:
“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng”.
Căn cứ vào quy định này thì việc bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
+ Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
+ Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu,căn cứ vào giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
Luật sư
+ Thời gian có hiệu lực của việc bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã quy định hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trong trường hợp cần gia hạn thêm thời gian để đáp ứng được thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn thêm thời gian tương ứng với thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật đấu thầu năm 2013 thì không quy định là được bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng tiền mặt hay không. Tuy nhiên, căn cứ theo chỉ dẫn nhà thầu trong các văn bản quy định về mẫu hồ sơ tham gia đấu thầu quy định đặt cọc bằng Sec. Theo Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 06 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.
“…41.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc với nội dung và yêu cầu như quy định tại Mục 6.1 ĐKCT. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 20 Chương VIII – Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.”
3. Các hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa
Căn cứ theo quy định về Luật đấu thầu thì việc bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được thực hiện dưới ba hình thức là đặt cọc, ký quỹ và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa trong đấu thầu được quy định cụ thể và chi tiết như sau:
1.Biện pháp đặt cọc khi thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.Căn cứ theo quy định này thì có thể hiểu đặt cọc được dùng để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tài sản trong giao dịch đặt cọc có thể là tiền hoặc một động sản có giá trị khác và bên đặt cọc phải giao tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận để bảo đảm việc giao kết hợp đồng. Bên đặt cọc phải là bên tham gia hợp đồng mà việc giao kết hay thực hiện hợp đồng được bảo đảm bằng tài sản đặt cọc.
Biện pháp đặt cọc khi thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu được thực hiện như sau: biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu theo quy định của pháp luật được hiểu là việc chủ đầu tư khi ký kết các hợp đồng và các nhà thầu đã trúng thầu để thực hiện một trong các biện pháp để nộp thư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng trong nước được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện việc ký quỹ và biện pháp đặt cọc để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các nhà đầu tư, các nhà thầu.
2.Biện pháp ký quỹ khi thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Biện pháp ký quỹ khi thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu được quy định như sau: Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
3.Biện pháp nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng khi thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc với giá trị và nội dung được pháp luật quy định.
4. Việc bảo đảm dự thầu được thực hiện
Việc bảo đảm dự thầu sẽ được thực hiện áp dụng nếu việc đấu thầu thuộc vào một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất,đấu thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi,đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp
Trường hợp thứ hai,đấu thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề như sau xin hỏi luật sư và mong nhận được sự hỗ trợ từ Luật Dương Gia về Luật đấu thầu trong hợp đồng mua sắm hàng hóa. Theo quy định mới nhất hiện nay, trong hợp đồng mua sắm hàng hóa, thực hiện theo Luật đấu thầu thì bảo đảm thực hiện hợp đồng có được phép nộp bằng tiền mặt hay không? Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề này? Tôi xin cám ơn Luật Dương gia.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp nhà thầu thực hiện bằng một trong các biện pháp bảo đảm đặt cọc, ký quỹ hay nộp thư bảo lãnh thì sẽ không cần thực hiện việc nộp tiền mặt. Vì dựa vào các căn cứ tại các quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 06 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì khi tiến hành việc bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu thực hiện bằng một trong các biện pháp bảo đảm được quy định là biện pháp đặt cọc, biện pháp ký quỹ hoặc biện pháp nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng mà không đặt cọc tiền mặt.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và câu trả lời mà Luật Dương gia cung cấp để giải đáp những thắc mắc của bạn về Luật đấu thầu trong hợp đồng mua sắm hàng hóa. Hi vọng những thông tin tư vấn trên đây về Luật đấu thầu mà Luật Dương gia cung cấp sẽ giúp cho bạn đưa ra những phương án tối ưu nhất để giải quyết được vấn đề mà bạn đang vướng mắc về Luật đấu thầu cụ thể là về hợp đồng mua sắm hàng hóa trong đấu thầu.