Luận cứ bào chữa là văn bản thu thập những chứng cứ có thật được sử dụng để bênh vực cho đương sự trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đạt được mục đích có lợi nhất cho người được bảo vệ. Dưới đây là mẫu bản luận cứ cho bị đơn trong các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Bản luận cứ cho bị đơn tranh chấp quyền sử dụng đất:
Pháp luật hiện nay chưa có ban hành mẫu bàn luận cứ cho bị đơn trong các vụ tranh chấp nói chung và tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng. Do vậy tùy vào từng tính chất và mức độ sự việc khác nhau, tùy vào khả năng bảo vệ và trình độ khác nhau để có thể tạo nên một bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho bị đơn trong các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Có thể tham khảo mẫu bàn luận cứ cho bị đơn tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:
ĐOÀN LUẬT SƯ … CÔNG TY LUẬT…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…, ngày … tháng … năm …
LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN
(V/v Bảo vệ quyền và lợi ích cho bị đơn trong vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất)
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Kính thưa Hội đồng xét xử
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát
Thưa vị luật sư đồng nghiệp
Thưa toàn thể quý vị có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay
Tôi là Luật sư …, thuộc văn phòng Luật sư …, Đoàn luật sư … Nhận được sự tin tưởng của thân chủ của mình là ông/bà …- bị đơn trong vụ án … (hoặc nhận nhiệm vụ do Trưởng văn phòng luật sư … giao phó về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà … trong vụ việc …) và được sự chấp thuận của quý tòa; ngày hôm nay, tôi có mặt tại buổi xét xử vụ án … với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà …
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Qua việc việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, tài liệu có liên quan và đặc biệt là qua việc xét hỏi tại phiên tòa hôm nay, tôi có một số ý kiến, quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tôi là ông/bà … trong vụ án … như sau:
II. PHẦN NỘI DUNG
Luận điểm 1 … ;
Luận cứ 1, 2, 3 … và tài liệu chứng cứ chứng minh cho luận điểm 1;
Luận điểm 2: …;
Luận cứ 1, 2, 3 … và tài liệu chứng cứ chứng minh cho luận điểm 2;
Luận điểm 3: …;
Luận cứ 1, 2, 3 … và tài liệu chứng cứ chứng minh cho luận điểm 3;
III. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những phân tích, nhận định nêu trên/hoặc từ các lẽ trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử:
Yêu cầu 1: …;
Yêu cầu 2: ….;
Yêu cầu 3: …;
Kính mong Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết vụ án thấu tình đạt lý, để thân chủ tôi được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và chú ý lắng nghe của Hội đồng xét xử và tất cả các quý vị có mặt trong phòng xử án hôm nay.
CÔNG TY LUẬT …
LUẬT SƯ …
2. Nội dung chính của bản luận cứ cho bị đơn tranh chấp quyền sử dụng đất:
Thông thường, bàn luận cứ bảo vệ quyền lợi cho bị đơn trong các vụ tranh chấp nói chung và tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng sẽ bao gồm những phần cơ bản như sau:
– Phần mở đầu, hay còn có thể được gọi là phân vào đề. Đây được xem là phần giới thiệu để người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn nêu những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất và nêu tư cách tham gia vụ việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phần nội dung. Đây được xem là phần giải quyết vấn đề và là phần quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của bị đơn trong các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Tại đây thì người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn sẽ tiến hành hoạt động diễn giải và phân tích để bảo vệ luận điểm và luận cứ, bảo vệ chặt chẽ quan điểm của mình để đem lại lợi ích tốt nhất cho bị đơn trong vụ tranh chấp quyền sử dụng đất;
– Phần kết luận, kết luận lại nội dung của toàn bộ bài luận cứ và nêu yêu cầu cụ thể đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nêu rõ quan điểm xử lý vụ việc theo hướng có lợi nhất cho bị đơn trong vụ kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất đó.
3. Bản luận cứ cho bị đơn tranh chấp quyền sử dụng đất được sử dụng trong trường hợp nào?
Trước hết, theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể hiểu, bị đơn là khái niệm để chỉ những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự hoặc vụ án hình sự theo quy định của pháp luật có giải quyết yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự đó. Bị đơn hoặc bị đơn dân sự được hiểu đơn giản là những người bị nguyên đơn dân sự hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vì cho rằng bị đơn đó có hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bản luận cứ của bị đơn trong những vụ tranh chấp nói chung và tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bàn luận cứ của bị đơn chính là sản phẩm trí tuệ của những người bảo vệ quyền lợi và hợp pháp của bị đơn soạn để bảo vệ tối đa quyền lợi của thân chủ. Những người được xác định là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 75 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm những đối tượng cơ bản như sau:
– Luật sư, tức là những người phải thực hiện hoạt động đăng ký bào chữa và tham gia tố tụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng;
– Trợ giúp viên pháp lý hoặc những người được xác định là người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, và đây là những chủ thể theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý hiện nay;
– Đại diện của các tổ chức đại diện tập thể người lao động, có thể là cán bộ công đoàn … Đây là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các vụ việc về lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn theo quy định của pháp luật hiện nay cũng có thể được xác định là công dân Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện đối với công dân Việt Nam là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn phải là những đối tượng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, phải là những công dân không có án tích hoặc đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật, những đối tượng đó không thuộc các trường hợp đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công dân Việt Nam không phải là cán bộ và công chức trong các cơ quan tòa án hoặc Viện kiểm sát, không phải là công chức hoặc sĩ quan hoặc hạ sĩ quan trong ngành công an nhân dân trên thực tế.
Và đây là những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn theo quy định của pháp luật. Trên thực tế thì những người này hoàn toàn có quyền đặt và sử dụng bàn luận cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn trong các vụ án dân sự nói chung hoặc vụ án hình sự có yêu cầu giải quyết dân sự, trong đó có những vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất. Tương tự giống như thủ tục tố tụng hình sự thì bản luận cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn được xem là văn bản thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu hồ sơ và thể hiện rõ ràng quy định của pháp luật, thể hiện quá trình tìm hiểu những chứng cứ có lợi cho thân chủ của mình. Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn cũng là người có quyền thu thập và giao nộp tài liệu chứng cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của thân chủ. Vì vậy hoàn toàn có thể nói, bàn luận cứ bảo vệ quyền lợi của bị đơn được sử dụng trong trường hợp người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn theo như phân tích nêu trên trong quá trình tham gia giải quyết việc dân sự hoặc những vụ án hình sự có yêu tố dân sự tại phiên tòa xét xử trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và bàn luận cứ bảo vệ quyền lợi của bị đơn sẽ phát huy tối đa tác dụng khi nó được sử dụng tại phần tranh luận của phiên tòa xét xử đó và sau phần xét hỏi trong vụ án hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.