Huyện Na Rì là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm ở phía Đông của tỉnh. Trong thời gian qua, huyên đã có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển kinh tế với việc mời gọi đầu tư vào các dự án sản xuất và kinh doanh. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau với chủ đề Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Na Rì (Bắc Kạn):
2. Huyện Na Rì (Bắc Kạn) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Na Rì có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 16 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Na Rì (Bắc Kạn) |
1 | Thị trấn Yến Lạc (huyện lỵ) |
2 | Xã Côn Minh |
3 | Xã Cư Lễ |
4 | Xã Cường Lợi |
5 | Xã Đổng Xá |
6 | Xã Dương Sơn |
7 | Xã Kim Hỷ |
8 | Xã Kim Lư |
9 | Xã Liêm Thủy |
10 | Xã Lương Thượng |
11 | Xã Quang Phong |
12 | Xã Sơn Thành |
13 | Xã Trần Phú |
14 | Xã Văn Lang |
15 | Xã Văn Minh |
16 | Xã Văn Vũ |
17 | Xã Xuân Dương |
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Ân Tình
-
Xã Hảo Nghĩa
-
Xã Hữu Thác
-
Xã Lam Sơn
-
Xã Lạng San
-
Xã Lương Hạ
-
Xã Lương Thành
-
Xã Văn Học
-
Xã Vũ Loan
3. Giới thiệu tổng quan về huyện Na Rì (Bắc Kạn):
Na Rì là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, có huyện lỵ là thị trấn Yến Lạc nằm trên quốc lộ 3B, cách thành phố Bắc Kạn 72 km về hướng Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 192 km. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế mặc dù đã được nhà nước đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Vị trí địa lý:
-
Phía Đông của huyện Na Rì tiếp giáp huyện Bình Gia và huyện Tràng Định thuộc tỉnh Lạng Sơn.
-
Phía Tây của huyện Na Rì tiếp giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới.
-
Phía Nam của huyện Na Rì tiếp giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
-
Phía Bắc của huyện Na Rì tiếp giáp huyện Ngân Sơn và huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Diện tích và dân số:
Huyện Na Rì có tổng diện tích đất tự nhiên là 864 km², dân số vào năm 2019 là 38.263 người. Mật độ dân số đạt khoảng 44 người/km².
3. Các điều kiện tự nhiên của huyện Na Rì (Bắc Kạn):
3.1. Địa hình:
Na Rì có cảnh quan phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều đồi núi đá vôi, thung lũng hẹp, sườn dốc thuộc vòng cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình của toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoa (xã Cư Lễ) với độ cao 1193m, thấp nhất là ở xã Kim Lữ với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình khu vực có xu hướng nghiêng dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, chia làm 2 loại địa hình:
-
Địa hình vùng núi đá:
Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết diện tích của huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ, dốc trên 200 độ. Ở nhiều nơi, núi đá còn có độ dốc lên tới 600 độ, độ cao dao động từ 300 đến 500 mét. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được coi là loại địa hình caxtro trẻ với những đỉnh đá tai mèo, lởm chởm, vách đá dựng đứng, khe núi sâu, nhiều sông suối ngầm, rất nguy hiểm.
-
Địa hình vùng núi đất:
Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, kể cả các dãy núi nối tiếp nhau cao thay đổi từ 300-700 m. Địa hình vùng này rất phức tạp, phần lớn các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, đá biến chất và trầm tích có đỉnh nhọn, sườn dốc. Các thung lũng nhỏ, hẹp, hình lòng máng xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo sông suối lớn, phần lớn được sử dụng để trồng lúa màu. Thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú ở khu vực này, những nơi còn rừng, đất đai còn tốt và tầng đất dày đặc. Ở một số nơi, do sử dụng quá mức nên độ che phủ của cây giảm, đất bị xói mòn, bị rửa trôi, hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đi đáng kể.
Địa hình huyện Na Rì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, đặc biệt là quá trình rửa trôi, tích lũy. Hiện tượng rửa trôi xảy ra mạnh trong mùa mưa ở các vùng núi đá bị chia cắt rõ rệt và các vùng núi thấp có thung lũng tương đối bằng phẳng, thích hợp cho cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.
3.2. Thủy văn:
Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì.
Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc – Nam rồi chuyển sang hướng Tây – Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 – 60m, độ chênh cao giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 – 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m3/s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3/s (năm 1979, 1986). Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính.
Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực 540km2, độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3/s. Sông Na Rì là hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3/s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3/s.
Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối khá phức tạp trên địa bàn huyện. Phần lớn đồi núi sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa. Chính vì vậy, trong huyện không có những cánh đồng rộng lớn mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ hẹp dọc theo các triền sông, triền suối.
Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 đến 80% tổng lượng dòng chảy trong năm) nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
3.3. Tài nguyên khoáng sản:
Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau:
Vàng (vàng sa khoáng): Tập trung chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San (xung quanh các khối đá vôi ven sông Bắc Giang), loại khoáng sản này có trữ lượng tương đối lớn ở Na Rì.
Nhôm: Phân bố chủ yếu ở xã Kim Hỷ.
Atimon: Được tìm thấy ở khu Khum Man (xã Kim Lư), Khuổi Luông (xã Lam Sơn), trong đá lục nguyên xen cacbonat. Loại khoáng sản này chưa được nghiên cứu chuyên sâu nên chưa xác định được tài nguyên và chất lượng.
Thủy ngân: Theo nghiên cứu tại địa bàn huyện, có 2 mỏ quặng trong đá địa đới lẫn với cacbonat ở khu vực Nà Piệt và Tân An. Tuy nhiên, các vùng quặng này có quy mô nhỏ và công suất khai thác không lớn.
Đá vôi xây dựng: Tập trung ở dãy núi đá vôi Kim Hỷ có trữ lượng lớn. Hiện đang được sử dụng và khai thác để đáp ứng nhu cầu xây dựng của người dân.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về chủng loại và quy mô. Hiện tại có một số mỏ đang hoạt động trong khu vực. Trong tương lai cần có những biện pháp sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái hợp lý, khoa học.
THAM KHẢO THÊM: