Huyện Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 164km. Là huyện nằm trong địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Huyện có quốc lộ 4C và tỉnh lộ 176 đi từ Mèo Vạc về thành phố Hà Giang. Cùng bài viết Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) này tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Mèo Vạc (Hà Giang):
2. Các xã phường thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang):
Huyện Mèo Vạc có 18 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 17 xã:
STT | Các xã phường thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) |
1 | Thị trấn Mèo Vạc (huyện lỵ) |
2 | Xã Cán Chu Phìn |
3 | Xã Giàng Chu Phìn |
4 | Xã Khâu Vai |
5 | Xã Lũng Chinh |
6 | Xã Lũng Pù |
7 | Xã Nậm Ban |
8 | Xã Niêm Sơn |
9 | Xã Niêm Tòng |
10 | Xã Pả Vi |
11 | Xã Pải Lủng |
12 | Xã Sơn Vĩ |
13 | Xã Sủng Máng |
14 | Xã Sủng Trà |
15 | Xã Tả Lủng |
16 | Xã Tát Ngà |
17 | Xã Thượng Phùng |
18 | Xã Xín Cái |
3. Giới thiệu huyện Mèo Vạc (Hà Giang):
- Vị trí địa lý:
Huyện Mèo Vạc là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông và phía Bắc giáp với Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp huyện Đồng Văn và huyện Yên Minh.
+ Phía Nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
- Diện tích, dân số:
Huyện Mèo Vạc có diện tích 574,18 km², dân số năm 2019 là 86.071 người, mật độ dân số đạt 150 người/km².
Huyện Mèo Vạc cùng với các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Vị Xuyên là bị thiệt hại nặng trong 2 cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Huyện cũng là điểm sáng trong tinh thần đoàn kết dân tộc khi nhân dân xã Sơn Vĩ (hơn một nửa là dân tộc thiểu số) không sơ tán mà ở lại để chiến đấu và tiếp tế lương thực cho bộ đội.
- Địa hình:
Huyện Mèo Vạc có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh và có tốc độ dốc lớn, chủ yếu là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua. Đọ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 1.150m. Độ dốc trung bình từ 25 độ – 35 độ, có nhiều ngọn núi dốc lên tới 60 độ nhìn xa gần như thẳng đứng.
Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, do đó đã hạn chế sự giao lưu kinh tế – văn hoá – xã hội giữa các vùng trong huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên 57.668,61 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm khoảng 22,5% (khoảng 12.100 ha), đất lâm nghiệp chiếm 23%, đất chưa sử dụng (chủ yếu là núi đá) chiếm trên 50%, còn lại là các loại đất khác. Sinh hoạt nông nghiệp là trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào,… Ngành chăn nuôi có những gia súc bò, dê, ngựa. Có Quốc lộ 4C (con đường hạnh phúc).
- Khí hậu:
Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới gió mùa. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiều ngày rét đậm nhiệt độ có thể xuống đến 2oC, gây ra mưa tuyết. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời gian còn lại là mùa khô. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống sông suối lại ít nên vào mùa khô thường gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
- Kinh tế:
Các vùng kinh tế của huyệnChia thành 3 vùng kinh tế:
+ Vùng 1: Gồm 03 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, sương mù che phủ, được chia cắt bởi dòng sông Nho Quế. Về nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng ngô, lúa, đậu tương và phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê). Vùng có 3 chợ biên giới (Chợ Xín Cái, Thượng Phùng và chợ Sơn Vĩ) và cặp cửa khẩu Săm Pun – Điền Bồng, Lũng Làn- Pờ Tú thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá với nước bạn.
+ Vùng 2: Gồm 9 xã và 01 thị trấn. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, là vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và sản xuất với 100% diện tích là núi đá; nông nghiệp chủ yếu là trồng ngô; chăn nuôi bò, lợn, dê, nuôi ong. Vùng có 01 chợ trung tâm huyện lỵ là nơi trao đổi giao lưu hàng hoá của cả huyện.
+ Vùng 3: Gồm 05 xã núi đất. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với thế mạnh là thâm canh lúa nước (diện tích lúa nước của huyện trập trung chủ yếu ở vùng này), trồng và khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. Vùng có 3 chợ (Chợ Khâu Vai, Niêm Sơn, Tát Ngà) và có chợ tình Khâu Vai họp vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm.
- Lịch sử:
Ngày 13 tháng 12 năm 1962, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 328-NV về việc: Đổi tên xã Hòa Bình thành xã Mèo Vạc; Đổi tên xã Tự Do thành xã Cán Chu Phìn; Đổi tên xã Thống Nhất thành xã Pả Vi.
Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211-CP về việc thành lập huyện Mèo Vạc trên cơ sở tách 16 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Hố Quáng Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Phìn, Lũng Pù, Mèo Vạc, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Sủng Trái, Thượng Phùng và Xín Cái thuộc huyện Đồng Văn.
Tháng 12 năm 1975, hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Mèo Vạc là một huyện của tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP về việc tách hai xóm Lùng Sư và Thèn Sư của Xín Cái để sáp nhập vào xã Thượng Phùng.
Ngày 21 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 179/HĐBT về việc: Tách 3 xã: Niêm Sơn, Nậm Ban và Tát Ngà của huyện Yên Minh để sáp nhập vào huyện Mèo Vạc; Tách 3 xã: Hố Quáng Phìn, Sủng Trái và Lũng Phìn của huyện Mèo Vạc sáp nhập vào huyện Đồng Văn.
Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang và Hà Giang, Mèo Vạc trở lại là huyện của tỉnh Hà Giang, gồm 16 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Mèo Vạc, Nậm Ban, Niêm Sơn, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tát Ngà, Thượng Phùng và Xín Cái.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP về việc sáp nhập hai thôn Lùng Vái và Phố Mỳ của xã Sủng Trà thuộc huyện Mèo Vạc vào xã Mèo Vạc để thành lập thị trấn Mèo Vạc và xã Tả Lủng.
Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã Niêm Tòng trên cơ sở:
+ 2.013,75 ha diện tích tự nhiên và 2.276 nhân khẩu của xã Niêm Sơn
+ 1.137,50 ha diện tích tự nhiên và 1.380 nhân khẩu của xã Khâu Vai.
Từ đó, huyện Mèo Vạc có 1 thị trấn và 17 xã, giữ ổn định cho đến nay.
- Du lịch:
Với nền văn hoá lâu đời, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội, huyện Mèo Vạc có một số điểm du lịch nổi tiếng như:
+ Chợ tình Khau Vai (27/3)
+ Chợ chủ nhật
+ Nhà cổ Chúng Pủa
+ Làng văn hoá dân tộc H’mong
+ Làng Du lịch dân tộc Lô Lô
+ Hẻm vực Tu Sản (sông Nho Quế)
+ Đèo Mã Pì Lèng
+ Con đường Hạnh Phúc (QL4C)
+ Làng Văn Hóa Du lịch cộng đồng Dân tộc Mông, Thôn Pả Vi Hạ, Xã Pả Vi (Ngay chân đèo Mã Pi Lèng, hướng đi Mèo Vạc – Đồng Văn)
+ Núi Cô Tiên – Vách đá trắng
+ Hang Rồng – Tả Lủng
+ Tượng đài thanh niên xung phong
+ Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giấy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà
+ Thác trắng (thôn Tát Ngà)
+ Đài quan sát (thị trấn Mèo Vạc)
+ Rừng đầu nguồn Sán Tớ
+ Trang trại nuôi lợn đen (Bờ sông Nho Quế)
+ Hầm rượu ông tiên (Thôn Ha Ái, Cán Chu Phìn)
- Ẩm thực:
Khám phá ẩm thực Mèo Vạc cũng là một trải nghiệm không thể thiếu trong mỗi chuyến đi đến đây. Tại đây cũng có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mang đặc trưng miền núi như:
+ Mèn mén
+ Thắng cố (bò, dê, ngựa)
+ Gạo khẩu mang
+ Rượu ngô men lá
+ Mật ong bạc hà (Sản phẩm đạt 4* Ocop)
+ Thịt bò vàng
+ Ớt gió (siêu cay, siêu sạch, siêu thơm)
+ Mác khén
+ Óc chó
+ Lê Sủng Máng
+ Mận
+ Bột nghệ vàng, tinh bột nghệ (Xã Khâu Vai, Pải Lủng)
THAM KHẢO THÊM: