Bản đồ được hiểu là một loại hình vẽ biểu thị bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc khoảng không vũ trụ trên mặt phẳng theo những quy tắc toán học xác định, được thu nhỏ theo quy ước. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể coi bản đồ là mô hình ký hiệu tượng hình nhằm mục đích để tái tạo thực tại.
Mục lục bài viết
1. Xuất bản bản đồ là gì?
Các bản đồ cho ta bao quát đồng thời những phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, từ một khu vực không lớn đến một quốc gia, một châu lục và toàn bộ trái đất. Bản đồ tạo ra hình ảnh nhìn thấy được của hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của các đối tượng. Từ bản đồ thì chúng ta có thể xác định được các đại lượng cụ thể như: Tọa độ, độ dài, thể tích, diện tích,…của các đối tượng.
Bản đồ còn chứa đựng rất nhiều thông tin về chất lượng, số lượng, cấu trúc của các đối tượng và mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính do vậy mà bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn trong khoa học và thực tiễn.
Đo đạc và bản đồ cũng được biết đến là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị, phương pháp để thu nhận, xử lý thông tin nhằm mục đích chính đó là để có thể xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian và biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu theo các quy tắc toán học nhất định.
Hiện nay, dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các nền kinh tế quốc dân; cụ thể là trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay.
Trong hệ thống thông tin, thông tin không gian địa lý cũng giữ một vai trò rất quan trọng để phát triển thành phố thông minh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích to lớn từ dữ liệu không gian địa lý mang lại, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã tập trung đầu tư để xây dựng hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó ta hiểu xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Như vậy, về cơ bản xuất bản bản đồ chính là tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử về những phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, từ một khu vực không lớn đến một quốc gia, một châu lục và toàn bộ trái đất. Bản đồ tạo ra hình ảnh nhìn thấy được của hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của các đối tượng. Từ bản đồ thì chúng ta có thể xác định được các đại lượng cụ thể như: Tọa độ, độ dài, thể tích, diện tích,…của các đối tượng.
Bản đồ tiếng Anh là: Publish map.
2. Yêu cầu đối với xuất bản bản đồ:
Theo Điều 49 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định về yêu cầu đối với xuất bản bản đồ có nội dung như sau:
“1. Việc xuất bản bản đồ và sản phẩm có sử dụng hình ảnh bản đồ phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính.”
– Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định như sau: Việc xuất bản bản đồ và sản phẩm có sử dụng hình ảnh bản đồ phải tuân thủ quy định của Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018, pháp luật về xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc. Trong đó, đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Theo đó, ngoài các quy định của Luật này thì việc xuất bản bản đồ và sản phẩm có sử dụng hình ảnh bản đồ phải tuân thủ quy định của
– Nội dung “Xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính” được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 49 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018.
Theo đó, xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
Xuất bản phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được xuất bản dưới dạng tờ rời, tập bản đồ, bản đồ trong sách, được in hoặc nhân bản trên giấy, nhựa, vải, băng từ, đĩa từ, đĩa quang học, hoặc đưa lên mạng thông tin máy tính bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vị lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt Page 14 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lí phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lí dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương.
Có thể thấy, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và địa giới hành chính là những tiêu chí quan trọng nhất và đặc trưng nhất của mỗi quốc gia, đồng thời được thể hiện rõ ràng nhất ở trên bản đồ mà bất kỳ ai đều có thể thấy được. Vì vậy, việc xuất bản phẩm bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính, không tuyên truyền sai các thông tin an ninh, quốc phòng về quốc gia.
3. Quy định về hoạt động xuất bản bản đồ:
Theo Điều 50 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 về hoạt động xuất bản bản đồ quy định nội dung như sau:
“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xuất bản hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xuất bản các loại bản đồ phục vụ quản lý nhà nước theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân xuất bản sản phẩm bản đồ không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
– Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định nội dung như sau:Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xuất bản hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.
Theo đó, ta nhận thấy, bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định. Bản đồ địa hình quốc gia với tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật, biên giới, địa giới và địa danh trên đất liền, đảo, quần đảo được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
Ví dụ cụ thể: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố và bàn giao bộ Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 toàn quốc cho các địa phương. Sản phẩm thuộc Dự án “Biên hội – Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1: 200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” được triển khai từ năm 2012 và kết thúc năm 2018. Bộ sản phẩm bản đồ tài nguyên nước dưới đất được thống nhất theo hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, trong đó cập nhật bổ sung các tài liệu điều tra đánh giá mới nhất trên toàn quốc; Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 của các tỉnh thành trên toàn quốc sẽ thể hiện nhiều thông tin cụ thể hơn, dễ hiểu hơn giúp các nhà quản lý, các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng thuận lợi hơn so với các bản đồ đã lập trước đây.
Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước này có ý nghĩa rất lớn phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý bảo vệ tài nguyên nước dưới đất từ liên vùng, liên tỉnh đến các địa phương. Đồng thời, nó cũng đã góp phần quan trọng để định hướng cho các địa phương khai thác, sử dụng nguồn tài liệu này phục vụ cho công tác quản lý cũng như khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước sao cho hợp lý trên phạm vi toàn quốc.
– Tại Khoản 2 Điều 50 Luật Đo đạc bản đồ năm 2018 quy định nội dung” Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xuất bản các loại bản đồ phục vụ quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.
Theo đó, Bộ Xây dựng đã có