Huyện Trà Cú nằm ở phía Nam của tỉnh Trà Vinh, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đây là một huyện có vị trí địa lý quan trọng và đa dạng về địa hình. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh):
- 2 2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh)?
- 3 3. Giới thiệu chung về thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh):
- 4 4. Địa giới hành chính của huyện Trà Cú (Trà Vinh) qua các thời kỳ lịch sử:
- 5 5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Trà Cú (Trà Vinh):
1. Bản đồ hành chính thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh)?
Huyện Trà Cú có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 15 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Trà Cú (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Định An |
3 | Xã An Quảng Hữu |
4 | Xã Đại An |
5 | Xã Định An |
6 | Xã Hàm Giang |
7 | Xã Hàm Tân |
8 | Xã Kim Sơn |
9 | Xã Long Hiệp |
10 | Xã Lưu Nghiệp Anh |
11 | Xã Ngãi Xuyên |
12 | Xã Ngọc Biên |
13 | Xã Phước Hưng |
14 | Xã Tân Hiệp |
15 | Xã Tân Sơn |
16 | Xã Tập Sơn |
17 | Xã Thanh Sơn |
3. Giới thiệu chung về thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh):
Vị trí địa lý:
Huyện Trà Cú nằm cách thành phố Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An, có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải
-
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng ranh giới qua sông Hậu
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Duyên Hải
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Châu Thành, Tiểu Cần
Diện tích, dân số:
Huyện Trà Cú có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 312,43 km² và dân số khoảng 146.329 người (2019), trong đó thành phố có 11.294 người (8%), nông thôn có 135.035 người (92%). Mật độ dân số đạt khoảng 468 người/km².
Địa hình:
Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng ven biển, địa hình huyện có nhiều giông cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên 2 m. Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 m đến 0,8 m so với mặt nước biển, cao trình tháp phân bố rải rác ở các xã Đại An, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên.
Khí hậu:
Huyện Trà cú nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm), rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,5⁰C. Tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm.
Hệ thống sông ngòi:
Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 – 2,5 km, sâu trên 10m.
Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú – Vàm Buôn dài khoảng 18km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn, Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2.
Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm.
Thủy văn:
Chế độ thủy triều: Chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần. Mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch(từ 2 – 3 ngày), biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray.
Với địa hình cập sông Hậu với chiều dài trên 20 km có tiếp giáp cửa biển Định An, thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy.
Tài nguyên thiên nhiên:
Đất nông nghiệp: 31.261,7 ha, chiếm 84,51% diện tích tự nhiên gồm:
-
Đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp (trong đó đất trồng lúa)
-
Đất trồng cây lâu năm 4.919,77 ha, chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp
-
Đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha
Đất chưa sử dụng 21,9 ha
Sông rạch 3.043,24 ha
Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, dân đã khai thác để làm gạch, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng. Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt so với yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydrô-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung.
Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú – Vàm Buôn, rạch Tổng Long,… phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
4. Địa giới hành chính của huyện Trà Cú (Trà Vinh) qua các thời kỳ lịch sử:
Trước năm 1975: Vào thế kỷ thứ XVII, huyện Trà Cú thuộc đất Trà Vang, tiền thân của tỉnh Trà Vinh nằm trong dinh Vĩnh Trấn. Lúc đó toàn Nam Kỳ có 4 dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn, Vĩnh Trấn, Long Hồ và 1 trấn là Hà Tiên.
Sang đầu thế kỷ thứ XIX, dinh Vĩnh Trấn đổi là Hoằng Trấn (1804), rồi trấn Vĩnh Thành (1808), bao gồm cả đất Vĩnh Long và An Giang.
Năm 1832, Minh Mạng chia đất Nam Kỳ thành 6 tỉnh, gọi là “Nam Kỳ lục tỉnh”: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Trà Vinh là một huyện trong phủ Lạc Hóa của tỉnh Vĩnh Long.
Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chia Nam kỳ lục tỉnh thành 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Trà Vinh lập năm 1900. Trà Cú là một quận của tỉnh Trà Vinh tồn tại cho đến sau Cách mạng tháng Tám 1945. Riêng đối với 3 tỉnh miền Tây, còn gọi là miệt Hậu Giang, Pháp chia thành 11 tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Khi Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai, để tiến hành kháng chiến, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cuối năm 1945 Nam Bộ được chia thành 3 chiến khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9. Trà Vinh thuộc Khu 8.
Tháng 5-1951, do nhu cầu của tình hình, Trung ương lại chia Nam Bộ thành hai phân liên khu: Đông, Tây và Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long sát nhập thành tỉnh Vĩnh – Trà nằm trong Liên khu miền Tây, gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà tồn tại cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau hiệp định Genève, tháng 10-1954, Chính phủ Trung ương đổi phân Liên khu miền Tây thành Liên khu Tỉnh uỷ miền Tây.
Đến cuối 1954, Trà Cú có 11 xã, bao gồm cả Nhị Trường và Long Vĩnh, 132 ấp. Sang năm 1955 còn 9 xã, 120 ấp.
Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Quân khu 3 được thành lập, trong đó có tỉnh Trà Vinh, do đó huyện Trà Cú thuộc Quân khu 3.
Trong thời kháng chiến chống Mỹ, Ngô Đình Diệm cắt quận Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long, quận Cầu Kè và Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ sáp nhập vào Trà Vinh, đặt tên là tỉnh Vĩnh Bình, nhưng vẫn giữ nguyên tên quận Trà Cú. Đến trước tháng 4-1975, Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
Sau năm 1975: Sau ngày 30-4-1975, Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
Từ tháng 2-1976, đến tháng 10-1992, Trà Cú là một huyện của tỉnh Cửu Long.
Từ tháng 10-1992 đến nay Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
Ngày nay, Trà Cú có 17 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Trà Cú (trung tâm của huyện), thị trấn Định An, các xã Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn, An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Thanh Sơn, Hàm Giang, Hàm Tân, Đại An, Định An, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên, toàn huyện có 138 ấp, khóm.
5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Trà Cú (Trà Vinh):
Ngày 17/12/2021, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 2930/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Trà Cú.
Theo quyết định, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 của huyện Trà Cú:
-
Đất nông nghiệp: 24.782,94 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 6.969,86 ha
-
Đất chưa sử dụng: 0 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Trà Cú bao gồm:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.883,36 ha
-
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ đất nông nghiệp: 131,60 ha
-
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 0,93 ha
THAM KHẢO THÊM: