Trong tố tụng dân sự, những người có quyền kháng cáo có thể thực hiện kháng cáo, những chủ thể có thẩm quyền kháng nghị có quyền kháng nghị, yêu cầu xét xử phúc thẩm. Khi xét xử xong phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án sẽ đưa ra bản án phúc thẩm. Quy định chung về phúc thẩm? Bản án phúc thẩm là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về phúc thẩm:
Tính chất của xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 270
– Phạm vi xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 293
Các trường hợp xét xử phúc thẩm vụ án dân sư: khi có kháng cáo của đương sự và những người có quyền lợi ích liên quan, kháng nghị của Viện kiểm sát thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm.
– Theo đó thì người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Đương sự trong vụ án sơ thẩm, người đại diện hợp pháp của đương sự;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện;
Các có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại
– Kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những người có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm bao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Bản án phúc thẩm là gì? Quy định về bản dán dân sự phúc thẩm:
Bản án được hiểu là một văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án là một văn bản cuối cùng đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử của một vụ án, vì vậy nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử đối với vụ án.
Bản án phúc thẩm có thể hiểu là văn bản ghi nhận phát quyết của Tòa án sau khi xét xử lại phần được kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm được quy định tại Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Chủ thể ra bản án dân sự phúc thẩm: Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Nội dung của bản án phúc thẩm gồm có: Phần mở đầu; Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định; Phần quyết định.
– Yêu cầu đối với bản án phúc thẩm:
+ Trong phần mở đầu:
Phần này phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án;
Họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch;
Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
+ Trong phần nội dung bản án: phải đảm bảo các thông tin bao gồm nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị chính xác và đúng pháp luật.
Để có thể ghi nhận các nội dung này một cách chính xác thì Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng.
Trường hợp vụ án thuộc trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan mà không được từ chối vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
+ Phần quyết định: Trong phần quyết định của bản án phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng. Phần quyết định của bản án là phần quan trọng, cần phải tuyệt đối chính xác để tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.
Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.
– Hiệu lực của bản án phúc thẩm: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
3. Quy định về gửi bản án, quyết định phúc thẩm:
Gửi bản án, quyết định phúc thẩm được quy định tại Điều 315 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Chủ thể có trách nhiệm gửi bản án, quyết định phúc thẩm: Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm;
Chủ thể nhận bản án, quyết định phúc thẩm: Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm.
Trường hợp
+ Quy định về niêm yết bản án, quyết định phúc thẩm: trong trường hợp bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp nhằm mục đích để người tiêu dùng được tiếp cận đến thông tin bản án và bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Đối với các bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường thực hiện yêu cầu bên phải thi hành án thực hiện bồi thường.
Đối với các bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân thì được Tòa án cấp phúc thẩm
+ Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.