Bản án nói chung và bản án hình sự sơ thẩm nói riêng do Tòa án ban hành nên là văn bản tố tụng tư pháp của Nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bản án hình sự là gì? Nội dung, hình thức và mẫu bản án hình sự sơ thẩm?
Mục lục bài viết
1. Bản án hình sự là gì?
Bản án hình sự là văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử một vụ án hình sự. Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án.
Bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm (giữa bên công tố và bên bào chữa). Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Theo qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự, bản án hình sơ sơ thẩm có thể bị bị cáo (người bị kết tội) kháng cáo (hay còn gọi là chống án) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp kháng nghị (chống án) – nếu cho rằng phán quyết của tòa là quá nặng hay quá nhẹ, không đúng pháp luật … Thời hạn kháng cáo/kháng nghị theo qui định là 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án.
Bản án hình sự trong tiếng Anh được hiểu là Criminal Judgment.
Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư kí phiên tòa, họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị giam giữ, tạm giam; họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo, họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.
2. Hình thức của bản án hình sự:
Việc soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo được các yêu cầu là một nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, nhất là hiện nay, việc công bố bản án là một yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt là Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định về viết bản án hình sự sơ thẩm; công tác kiểm tra giám đốc án, cũng như nghiên cứu một số vụ án, chúng tôi thấy còn nổi lên một số tồn tại trong việc viết bản án.
2.1. Về thể thức bản án:
Theo thống nhất tại hội nghị trực tuyến tập huấn viết bản án năm 2017 của
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy còn có một số bản án viết chưa đúng cỡ chữ, tùy tiện viết hoa; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, viết hoa tên địa lý hoặc tên cơ quan, tổ chức…chưa đúng thậm chí ngay trong một bản án nhưng tồn tại hai cách viết khác nhau về cùng một nội dung. Ví dụ: “Huân chương chiến sĩ vẻ vang” (phải là Huân chương Chiến sĩ vẻ vang); hoặc “Thành phần hội đồng xét xử Sơ thẩm gồm có” (phải là “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”)…
2.2. Về nội dung của bản án:
– Phần mở đầu:
Phần này phản ánh các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLTTHS gồm: Thông tin của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thời gian, địa điểm mở phiên tòa, xử công khai hay xử kín…Tuy phần này được xác định là mẫu thống nhất nhưng giữa các bản án được công bố cũng còn nhiều nội dung chưa thống nhất là:
+ Phần tiêu đề ở góc trái bản án: Có bản án in đậm nội dung “Bản án số 04/2020/HS-ST ngày… tháng… năm” có bản án lại in thường; có bản án ghi “Bản án số: 04/2020/HSST”. Có bản án lại “sáng tác” thêm mục “Vụ: T và Tr; tội: “Đánh bạc” sau số bản án và ngày tháng – là những nội dung mà mẫu bản án của TANDTC không hướng dẫn phải viết vào bản án.
+ Phần ghi thông tin về những người tiến hành tố tụng, thời gian địa điểm xét xử: Cùng một nội dung đã được mẫu bản án hướng dẫn thống nhất nhưng trong thực tế nhiều bản án còn viết với nhiều hình thức khác nhau và chưa đúng mẫu bản án như: Có bản án viết “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”, bản án khác lại viết “Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”; hoặc “Các hội thẩm nhân dân: 1. Ông Nguyễn Văn A; 2. Bà Nguyễn Thị B” thay vì phải là “Các hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Văn A; Bà Nguyễn Thị B”.
+ Phần lý lịch của bị cáo: Hồ sơ vụ án phản ánh bị cáo không có bí danh hay tên gọi nào khác nhưng có bản án vẫn ghi “Tên gọi khác (bí danh): Không” là thừa. Có bản án không phản ánh nội dung “dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch” của bị cáo. Bị cáo sinh ngày 02/7/2002, phạm tội ngày 30/6/2019 tức là khi phạm tội thì bị cáo mới 16 tuổi 11 tháng 28 ngày nhưng bản án chỉ ghi ở phần lý lịch bị cáo là “Sinh ngày 02/7/2002” mà thiếu mất đoạn “đến ngày thực hiện hành vi phạm tội bị cáo 16 tuổi 11 tháng 28 ngày”.
Mặt khác, mẫu bản án số 27-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng TANDTC hướng dẫn “nếu bị cáo trên 18 tuổi thì ghi ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi” theo chúng tôi là chưa thống nhất bởi tuổi của bị cáo chỉ được tính đến thời điểm Tòa án xét xử còn nếu ghi ngày tháng năm sinh của bị cáo thì đó là dữ liệu gắn với một con người suốt cả cuộc đời; đồng thời nếu ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của bị cáo sẽ đảm bảo thống nhất tất cả các bản án trong toàn ngành.
+ Về những thành phần tham gia tố tụng tại phiên tòa: Có bản án xác định thừa hoặc sai tư cách tố tụng như: Bản án xác định một người tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng là “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” nhưng họ không yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung gì, quá trình xét xử Tòa án cũng không xem xét, giải quyết gì đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trường hợp này hay xảy ra với người mua tài sản ngay tình và tài sản đó do bị cáo trộm cắp được và bán cho họ hoặc trường hợp trước khi mở phiên tòa, đại diện gia đình bị cáo đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường xong cho bị hại.
Nhiều bản án, khi ghi lý lịch của bị hại là tổ chức, cơ quan, đơn vị nhưng không xác định rõ địa chỉ của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Có trường hợp người làm chứng đã chết sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng trong bản án lại xác định “Người làm chứng Nguyễn Văn A; vắng mặt có lý do”…
– Phần “Nội dung vụ án”
Phần này phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Ở phần này, câu văn được HĐXX sử dụng “là loại câu chủ động, thể hiện rõ hành động và ý chí của các đối tượng được đề cập trong bản án”. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở phần này còn một số tồn tại sau:
– Một số bản án chép lại gần như nguyên văn nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát về diễn biến hành vi phạm tội trong đó thống kê lại đặc điểm toàn bộ vật chứng của vụ án đã thu giữ và xử lý nên làm bản án dài và trùng lặp.
– Ghi quan điểm của Kiểm sát viên (KSV), của người tham gia tố tụng tại phiên tòa trong giai đoạn tranh luận chưa đầy đủ nên chưa phản ánh rõ nét hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, thể hiện ở việc:
+ Có bản án phản ánh đầy đủ đề nghị của KSV về các điểm, khoản, điều của BLHS, BLTTHS để giải quyết phần hình sự nhưng phần các biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng thì KSV lại không nêu các điều luật viện dẫn để giải quyết.
+ Có bản án không nêu ý kiến của người làm chứng hoặc nêu không đầy đủ quan điểm của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của bị hại mặc dù các chứng cứ này trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa đều có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án. Cá biệt có bản án, mặc dù người làm chứng, bị hại, đương sự có mặt và tranh tụng tại phiên tòa nhưng trong bản án lại ghi “Trong quá trình điều tra, người làm chứng khai nhận:… ”. Có bản án, mặc dù những lời khai của người làm chứng rất quan trọng và những lời khai này đều được các bên đưa ra khi tranh tụng tại tòa, nhưng vì người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa nên HĐXX cũng không ghi vào trong bản án.
+ Có bản án chỉ nêu quan điểm đề nghị của KSV và lời nói sau cùng của bị cáo mà không phản ánh quan điểm bào chữa của bị cáo mặc dù kiểm tra biên bản phiên tòa cho thấy bị cáo có bào chữa và vì vậy nên bản án cũng không ghi được những ý kiến đối đáp của KSV với bị cáo, người bào chữa cho bị cáo. Có bản án, mặc dù HĐXX biết KSV nêu nội dung luận tội đúng nhưng đề nghị viện dẫn điều luật sai song tại tòa, HĐXX không hỏi lại để KSV đính chính mà vẫn ghi vào trong bản án các điều luật nhầm lẫn đó nhưng ở phần “Nhận định của Tòa án” thì HĐXX không lập luận gì về nội dung này.
+ Có bản án khi đại diện VKS tại phiên tòa thay đổi tội danh truy tố bị cáo nhưng bản án cũng không nêu lý do gì và ý kiến của bị cáo ra sao trước sự thay đổi đó. Ví dụ: VKS trước đó truy tố bị cáo tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS; bản án viết: “Tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay, vị đại diện VKSND tỉnh HT giữ quyền công tố tại phiên tòa đã thay đổi tội danh của cáo trạng đã truy tố, phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như nhân thân, tâm lý bị cáo trong quá trình phạm tội, từ đó đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H khoảng từ (04 năm đến 04 năm 06 tháng) tù về tội “Vô ý làm chết người” theo khoản 1 Điều 98 BLHS. Miễn xét về phần dân sự….”.
– Việc lựa chọn chứng cứ chứng minh để nêu trong bản án còn thiếu khoa học: Có bản án viện dẫn chứng cứ quá dài, có những chứng cứ mà nội dung không liên quan gì đến việc giải quyết vụ án. Có bản án lại ghi cả những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố vào phần này. Cá biệt có bản án còn ghi nhầm quan điểm giải quyết của HĐXX mà lẽ ra phải được đưa vào phần “Nhận định của Tòa án” vào phần “Nội dung vụ án”.
– Phần “Nhận định của Tòa án”
Phần này phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy:
– Việc phân định các đoạn văn trong dấu [ ] nhiều bản án chưa hợp lý thể hiện ở chỗ: Thông thường, HĐXX nhận định đánh giá về hành vi, quyết định tố tụng của người và cơ quan tiến hành tố tụng trước khi giải quyết các vấn đề của vụ án; nhưng có bản án thì HĐXX lại đặt mục này ở cuối cùng của phần “Nhận định của Tòa án” là chưa phù hợp bởi việc xem xét tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của người và cơ quan tiến hành tố tụng là tiền đề trước khi xem xét, giải quyết các nội dung khác của vụ án. Mặt khác, có bản án chia quá nhỏ các nội dung trong dấu [ ] mà không phân định theo mỗi tình tiết hoặc các nhóm tình tiết của vụ án khiến bản án bị rối vì quá nhiều mục.
– Khác với phần “Nội dung vụ án” ở trên; ở phần này, câu văn được HĐXX sử dụng là “loại câu bị động tức là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào, chủ yếu nhằm chỉ đối tượng của hoạt động”. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ trong một số bản án còn chưa phù hợp, thiếu tính pháp lý thể hiện ở việc: Nhiều bản án hay sử dụng từ “Tại phiên tòa hôm nay” trong khi vụ án từ khi khai mạc đến khi tuyên án phải kéo dài ngày; vậy “hôm nay” xác định trong bản án là hôm nào? Sử dụng từ “tang vật” trong khi BLTTHS xác định đó là “vật chứng”.
Bản án đã được HĐXX nghị án xong và tuyên án nhưng trong phần này bản án vẫn nêu “Khi quyết định hình phạt, HĐXX sẽ cân nhắc, xem xét tính chất mức độ tội phạm đã thực hiện, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của các bị cáo đủ để giáo dục cải tạo và có tác dụng đấu tranh phòng ngừa chung” hoặc “về nhân thân: các bị cáo là người có nhân thân tốt thể hiện các bị cáo là người chưa có tiền án, tiền sự và người lao động”. Có bản án nêu những nhận xét, đánh giá mang tính cảm quan như “từ những đánh giá trên, nghĩ cần thiết phải cách ly bị cáo Nguyễn Văn T ra khỏi đời sống xã hội….”. Hoặc “về nhân thân: ba bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; về tình tiết giảm nhẹ: 03 bị cáo chưa có tiền án, tiền sự… ”.
– Phần quyết định
Phần này phải phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Mẫu viết bản án tại Nghị quyết số 05/2017/NQ- HĐTP (19/9/2017) không hướng dẫn HĐXX phải ghi áp dụng “điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS” vào bản án. Tuy nhiên, nghiên cứu các “Quyết định” của những bản án đã được công bố cho thấy có rất nhiều cách tuyên với nội dung và hình thức khác nhau và không thống nhất về hình thức và nội dung như:
– Nhiều bản án sử dụng từ “Căn cứ” theo đúng mẫu bản án của TANDTC, nhiều bản án lại sử dụng từ “Áp dụng”.
– Cách tuyên án cũng khác nhau: Nhiều bản án tuyên căn cứ các điều luật về tội danh; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, án phí sau đó mới tuyên bố bị cáo phạm tội. Nhiều bản án lại tuyên bố bị cáo phạm tội gì sau đó mới tuyên áp dụng điều luật ở từng mục (hình sự, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, án phí …).
– Về quyết định của Hội đồng xét xử với việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để đảm bảo thi hành án cũng không thống nhất: Có bản án ghi trong phần Quyết định “Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm để đảm bảo cho việc thi hành án (có Quyết định tạm giam riêng của Hội đồng xét xử)”. Có bản án lại tuyên “Áp dụng khoản 1 Điều 329 BLTTHS tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án để đảm bảo thi hành án”; nhiều bản án không tuyên các nội dung này trong quyết định của bản án mà HĐXX thảo luận, quyết định nội dung này và được ghi trong biên bản nghị án sau đó HĐXX công bố quyết định này sau khi tuyên án.
– Đối với những bản án tuyên bị cáo còn phải có nghĩa vụ thi hành án dân sự (quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí …) thì theo hướng dẫn của Công văn số 99/TANDTC-KHXX ngày 01/7/2009 về thi hành Luật Thi hành án hình sự, tại phần cuối cùng Quyết định của bản án phải ghi “Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”. Tuy nhiên nhiều bản án lại không ghi nội dung này.
Ngoài ra, một số bản án do chưa cập nhật nội dung Luật Thi hành án hình sự 2019 đã có hiệu lực thi hành nên trong bản án vẫn tuyên “trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự” (Điều 69 là của
Kết luận: Bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm (giữa bên công tố và bên bào chữa). Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị.