Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS10 là bài thu hoạch BDTX module THCS10 là bài thu hoạch về rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự phát triển bùng nổ của tri thức dẫn đến nội dung học tập của học sinh ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp và đa chiều. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học, rèn luyện học sinh còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng quá tải của chương trình so với khả năng tâm lý, thể chất của học sinh. Mặt khác, sự hiểu biết về bản thân của học sinh còn hạn chế nên ngày càng nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập, trau dồi các giá trị sống, tìm kiếm và định hướng, cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ và thầy cô.
Học sinh trung học cơ sở (THCS) là đối tượng có đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi, việc gặp phải những khó khăn về tâm lý là điều không thể tránh khỏi. Một số khó khăn tâm lý ở một mức độ nào đó có thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy hoạt động của học sinh, khiến các em hăng hái, nỗ lực hơn trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lý nâng cao, phức tạp, đa chiều có thể làm cho học sinh chán nản, không sẵn sàng chiến thắng, giảm động lực hoàn thành mọi hoạt động – Khi đó, những khó khăn tâm lý này thực sự trở thành thách thức, trở ngại đối với các em. Nói cách khác, các em phải đối mặt với những trở ngại tâm lý.
Rào cản tâm lý là những khó khăn tâm lý cấp cao, phần lớn ở dạng thách thức, trở ngại, làm giảm động lực hành động của con người và ảnh hưởng một cách tiêu cực đến kết quả hoạt động.
2. Cách phát hiện và phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập:
2.1. Một số chỉ báo có thể xuất hiện rào cản tâm lí trong học tập:
Sẽ rất hữu ích khi đưa ra các chỉ báo để xác định biểu hiện của các rào cản tâm lý đối với việc học và sau đó tìm ra cách có thể phòng tránh được chúng. Hoạt động này cung cấp một số cách để xác định rào cản tâm lý của học sinh.
Một số hoạt động thể hiện rào cản tâm lý đối với việc học tập của học sinh. Trong mỗi hoạt động này, học sinh được yêu cầu trả lời cung cấp thông tin hữu ích để chỉ ra mức độ khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải và để xác định liệu các em có gặp rào cản tâm lý khó khăn hơn trong học tập hay không.
Chỉ báo về các hoạt động sinh lí:
‐ Chỉ báo nhận thức.
‐ Chỉ báo cảm xúc.
‐ Chỉ báo hành vi
‐ Chỉ báo kỹ năng.
2.2. Phân tích cụ thể về một số chỉ báo:
Các chỉ báo hoạt động sinh lý: Mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, đổ mồ hôi, thay đổi đồng tử, tăng huyết áp, thời gian phản ứng chậm lại. Khàn tiếng, tay chân run, nét mặt thay đổi…
Các chỉ báo cảm xúc: thường rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, căng thẳng cao độ, suy nghĩ tiêu cực, chán nản và thờ ơ với việc học…
Các chỉ báo nhận thức: nhận thức vấn đề không đúng, tiếp thu không rõ ràng nhận thức nhiệm vụ, nhận thức sai về năng lực bản thân, đánh giá không đúng kiến thức học tập và vai trò của chủ thể đối với bản thân và xã hội. Không chịu thay đổi cách thức nhận thức cũ về vấn đề, không dám thay đổi và phá bỏ lối mòn quan sát…
Các chỉ báo về hành vi: có hành vi lơ là nhiệm vụ đang làm hoặc quá căng thẳng, bỏ dở nhiệm vụ học tập, không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, chống đối lại yêu cầu của nhà trường. Thường có hành vi hung hăng, rút lui hoặc thỏa hiệp trước trở ngại tâm lý…
Các chỉ báo về kỹ năng: Thiếu hoặc yếu các hoạt động học tập và kỹ năng vượt qua các trở ngại tâm lý, bế tắc trong việc thực hiện các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nổi loạn trong việc phối hợp các động đối với nhiệm vụ học tập…
2.3. Vận dụng vào bài dạy:
Xem lại danh sách các đặc điểm của rào cản tâm lý do học sinh tạo ra và giải thích cho học sinh về các chỉ số được đề cập trong tài liệu. Yêu cầu học sinh nói về một hoặc nhiều tình huống thực tế mà các em gặp phải. Khi chia sẻ luôn xem xét các đặc điểm của rào cản tâm lý để tìm cách đối phó và tránh xa các rào cản tâm lý này.
2.4. Các biện pháp ngăn chặn rào cản tâm lý trong học tập:
‐ Tích cực học tập và tích lũy kiến thức.
‐ Tham khảo học hỏi kinh nghiệm của các anh chị khóa trên.
‐ Chủ động trong học tập.
‐ Thực hành phương pháp học tập mới.
‐ Tích cực phát biểu xây dựng bài.
‐ Tạo thái độ tự tin, học hỏi.
‐ Hình thành thói quen tự học.
‐ Đưa ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.
‐ Sắp xếp thời gian và không gian học tập phù hợp.
‐ Tích cực tham gia thảo luận, học tập, hoạt động ngoại khóa.
‐ Nắm vững kiến thức lớp dưới.
‐ Thảo luận và tạo niềm tin với cha mẹ, thầy cô.
3. Phương pháp và kĩ năng hỗ trợ tâm lí cho học sinh phát hiện và phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập:
3.1. Làm chủ cảm xúc bản thân:
Khi học sinh mất kiểm soát cảm xúc, họ có nhiều khả năng đưa ra quyết định sai lầm hoặc cư xử bất thường. Đây có thể là nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Do đó, học sinh nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Hiểu bản chất của cảm xúc: Là kết quả của việc phản ứng với môi trường. Điều gì xảy ra không quan trọng bằng cách đón nhận nó.
Chấp nhận những cảm xúc tiêu cực: đừng kìm nén chúng. Khi chấp nhận chúng, học sinh cho bản thân mình một cách lành mạnh để đối mặt với chúng một cách tự tin. Viết nhật ký, tập thể dục, tin tưởng bạn bè và người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng.
Suy nghĩ trước khi hành động: Nghĩ đi nghĩ lại trước khi hành động theo cảm tính. Hãy suy nghĩ về những hậu quả mà bạn có thể gặp phải trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình huống và sau đó hành động.
Không nên dùng những từ xúc phạm hay chỉ trích, chúng dễ làm chúng ta tức giận và khó chịu. Luôn học cách cư xử lịch sự, tránh căng thẳng.
Thay đổi nếp suy nghĩ: Lập trình lại bộ não của học sinh để phản ứng với những tình huống nhất định. Chẳng hạn, chúng ta thường chán nản, buồn bã khi không đạt được mục tiêu. Bây giờ chỉ cần bắt đầu nhảy, thậm chí nhảy cẫng lên, là tâm trạng sẽ phấn chấn lên. Hoá ra vấn đề này chỉ là một thử thách nhỏ mà thôi.
Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục thường xuyên, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào những gì bản than muốn và cần. Những điều trên giúp xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại những cảm xúc tiêu cực.
Bản năng con người đầy những cảm xúc tốt và xấu. Nếu là cảm giác tích cực, cuộc sống của chúng ta sẽ lạc quan. Nhưng nếu đó là cảm giác tiêu cực, nếu chúng ta không biết cách thích nghi với nó, nó sẽ hủy hoại chúng ta và cuộc sống của chúng ta trở nên tăm tối và mệt mỏi.
3.2. Quản lý sự căng thẳng của bản thân:
Trước tiên, học sinh phải học cách nhận biết các dấu hiệu của sự căng thẳng. Các triệu chứng của căng thẳng bao gồm những bất thường về thể chất, thần kinh và xã hội. Cụ thể là kiệt sức, chán ăn hoặc bỏ ăn, nhức đầu, khóc, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Ngoài ra, các dấu hiệu của sự căng thẳng bao gồm tìm đến rượu, ma túy hoặc các biểu hiện khó chịu khác. Căng thẳng cũng đi kèm với cảm giác bất an, tức giận hoặc sợ hãi.
Đối phó với căng thẳng là khả năng duy trì sự cân bằng khi các tình huống và sự kiện đòi hỏi quá nhiều sức lực.
3.3. Giảm mức độ cao của stress để có một sức khoẻ tốt học và thi:
Đối với học sinh THCS, đặc biệt là học sinh cuối cấp, đạt điểm cao trong các kỳ thi là mục tiêu phấn đấu. Để làm được điều đó, các em phải thực sự chú ý, phải có trí nhớ tốt thì mới có thể thu thập được nhiều thông tin. Vậy làm gì để có trí nhớ tốt đạt kết quả cao? Có thuốc tăng cường trí nhớ nào không? Có thuốc chống mệt mỏi không? Để học sinh có sức khỏe tốt cho kỳ thi, trước hết cần chú ý đến phương pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Học sinh phải tránh nhồi nhét, thi mới học, học đêm ngủ ngày. Bộ não con người chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian từ 5 phút đến 1 giờ, sau đó cần nghỉ ngơi, giải lao hoặc lao động chân tay trong 15-20 phút thì hoạt động của bộ não được phục hồi. Người học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” rất dễ mắc tâm lý lo lắng, sợ học không kịp thời gian, thiếu bình tĩnh. Căng thẳng như vậy dẫn đến suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể suy sụp tinh thần dẫn đến trạng thái “trống rỗng”.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng là điều cần thiết, có tính đến dinh dưỡng đầy đủ, ví dụ: sữa (trong thời gian thi dùng 1 ly sữa mỗi ngày), đặc biệt là trứng, thịt, cá, rau, trái cây. Sử dụng thêm các loại dầu ăn như dầu đậu nành, dầu mè. Những thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng cho não, hỗ trợ trí nhớ. Phải lập kế hoạch phân bổ thời gian biểu học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Cà phê và trà đặc có chứa caffein kích thích hệ thần kinh trung ương giúp tỉnh táo và chống lại cơn buồn ngủ. Tốt nhất nên uống trong ngày, nhất là buổi sáng. Học sinh THCS ôn thi không nên lạm dụng để học thâu đêm. Buồn ngủ là dấu hiệu cho thấy cơ thể mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi để lấy lại sự cân bằng. Nếu hiện đang sử dụng chất kích thích, học ainh đang tạo quá nhiều áp lực cho cơ thể. Sau một thời gian sử dụng các chất kích thích, cơ thể mệt mỏi, không còn khả năng tập trung để nhớ lại nên hiệu quả công việc không cao. Trong kỳ thi, học sinh nên dành đủ thời gian để ngủ.
3.4. Một số cách giảm stress có hại:
Ngâm tắm: Nước có tác dụng làm dịu các cơ và khớp bị đau nhức. Tắm giúp các tế bào phục hồi, chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Nên dùng khăn tắm sáng màu để giảm kích ứng thị giác.
Ca hát: Ca hát kích thích cơ hoành và cơ cổ. Nhờ có cơ hoành mà trung khu thần kinh thực vật của dạ dày được phục hồi. Ca hát còn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng khí, là cơ hội để con người bày tỏ cảm xúc.
Chơi với thú cưng: Thú cưng rất hữu ích trong việc giải tỏa căng thẳng cho con người. Học ainh có thể giao phó những lo lắng và niềm vui của họ cho thú cưn. Mặc dù thú cưng không thể nói, nhưng chúng có thể phản hồi và chia sẻ cảm xúc, niềm vui và lo lắng của con người.
Thư giãn với truyện hài. Sau tất cả những thời gian làm việc khó khăn, nên dành thời gian thư giãn với tất cả những loại hình truyện hài mà bản thân thích nhất.
Cười: một nụ cười sảng khoái không chỉ mang lại niềm vui, sự thoải mái mà khi cười, cơ thể sẽ tiết ra chất morphine tự nhiên, tạo ra sức mạnh chống stress rất hiệu quả.
Thưởng thức nghệ thuật: xem tranh, nghe bản nhạc yêu thích; Kích hoạt chương trình nhạc nhẹ, chương trình guitar cổ điển hoặc bản nhạc yêu thíc cũng có tác dụng chống căng thẳng…
Massage: Thực hiện 30 phút mỗi ngày giúp giảm đáng kể các cơn co thắt cơ bắp. Massage giúp máu huyết lưu thông, xoa dịu các khớp đau nhức…
Tập thể dục buổi sáng, đi bộ: giúp lưu thông khí huyết, hít thở không khí trong lành và tĩnh tâm…
Thiền – Yoga: phương pháp tập luyện hiệu quả cho tinh thần và thể chất con người. Yoga giúp con người điều hòa nhịp điệu tự nhiên, kết nối hài hòa tinh thần và thể chất, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày… Yoga giúp cải thiện hoạt động hiệu quả của hệ thống, tuần hoàn máu và tim mạch; cơ thể có khả năng chịu đựng dẻo dai giúp các khớp xương trong cơ thể dẻo dai, đàn hồi tốt; ngăn ngừa loãng xương; chống mất ngủ, lo âu, buồn bực.
THAM KHẢO THÊM: