Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS Module 37

  • 09/06/202509/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    09/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THCS Module 37 về Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS bao gồm: Khái niệm về phát triển bền vững? Giáo dục vì sự phát triển bền vững? Tích hợp phát triển bền vững trong dạy học?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái niệm về phát triển bền vững:
      • 2 2. Giáo dục vì sự phát triển bền vững:
        • 2.1 2.1. Giáo dục và phát triển bền vững:
        • 2.2 2.2. Định hướng lại giáo dục vì một tương lai bền vững:
        • 2.3 2.3. Giáo dục vì sự phát triển bền vững: 
        • 2.4 2.4. Chiến lược thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững: 
        • 2.5 2.5. Những ảnh hưởng của giáo dục phát triển bền vững đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
      • 3 3. Tích hợp phát triển bền vững trong dạy học:
        • 3.1 3.1. Các cách lồng ghép giáo dục vì sự phát triển bền vững vào dạy học:
        • 3.2 3.2. Quá trình giáo dục vì sự phát triển bền vững trong trường học:
        • 3.3 3.3. Những tiêu chí xác định một nền giáo dục vì phát triển bền vững:
        • 3.4 3.4. Tổng kết:

      1. Khái niệm về phát triển bền vững:

      Phát triển bền vững là vấn đế cấp bách, từ địa phương, quốc gia tới vấn đề toàn cầu. Vì các nước thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường dẫn đến tăng trưởng kinh tế và vấn đề bùng nổ dân số quá nhanh, sản xuất không giới hạn, khai thác tài nguyên vô ý thức dẫn đến ô nhiễm môi trường, môi sinh làm cạn kiệt nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.

      Những thách thức về phát triển bền vững phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu như: Dân số quá đông, tỉ lệ nghèo đói còn cao, ô nhiễm môi trường, xung đột, chiến tranh, biến đổi khí hậu … 

      Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai…, hay nói cách, khác phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mà không ảnh hưởng đến môi trường sống.  

      2. Giáo dục vì sự phát triển bền vững:

      2.1. Giáo dục và phát triển bền vững:

      – Giáo dục đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng trong xã hội.

      – Giáo dục giúp người học có kiến thức và ý thức về những thay đổi cần thiết, có khả năng xây dựng tầm nhìn về tương lai, hình thành hành vi và thái độ cho phát triển bền vững.

      – Giáo dục vì sự phát triển bền vững mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục và học tập suốt đời.

      2.2. Định hướng lại giáo dục vì một tương lai bền vững:

       Giáo dục vì sự phát triển bền vững dựa trên 5 nhân tố chính là:
      + Học để biết.
      + Học để làm
      + Học để chung sống.
      + Học để tồn tại.
      + Học để thay đổi bản thân, thay đổi xã hội.

      2.3. Giáo dục vì sự phát triển bền vững: 

      Giáo dục vì sự phát triển bền vững là quá trình học tập suốt đời hướng tới việc công dân có kiến thức và trách nhiệm, có khả năng giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, có hiểu biết về khoa học và xã hội, cam kết thực hiện các hành động cá nhân và hợp tác có trách nhiệm. Những hành động này sẽ đảm bảo một tương lai có kinh tế thịnh vượng và môi trường sống trong lành. Giáo dục vì sự phát triển bền vững trở thành một công cụ để kết nối tốt hơn giữa trường học và doanh nghiệp, giữa nhà trường với cộng đồng xã hội.

      2.4. Chiến lược thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững: 

      Gồm 5 mục tiêu:

      + Tăng cường và nâng cao vai trò trung tâm của giáo dục và học tập trong nhà trường hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
      + Xây dựng mạng lưới thúc đẩy các mối liên kết và trao đổi giữa các bên tham gia trong giáo dục vì sự phát triển bền vững của đất nước và xã hội.
      + Tạo cơ hội môi trường thuận lợi để kiến tạo và thúc đẩy tầm nhìn và bước chuyển tới một sự phát triển bền vững thông qua tất cả các phương thức học tập và nhận thức của trong cộng đồng.
      + Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập vì sự phát triển bền vững.
      + Xây dựng chiến lược và mục tiêu hoạt động ở tất cả các cấp nhằm mục đích tăng cường năng lực giáo dục vì sự phát triển bền vững.

      Giáo dục vì sự phát triển bền vững thể hiện trên 3 lĩnh vực chính:
      + Về xã hội.
      + Về môi trường.
      + Về kinh tế.

      2.5. Những ảnh hưởng của giáo dục phát triển bền vững đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

      Về xã hội:
      + Đối với sự
      đa dạng văn hóa và dân tộc trên thế giới.
      + Đối với hòa bình và an ninh
      thế giới.
      + Ảnh hưởng đối với
      vấn đề bình đẳng giới.
      + Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và cộng đồng

      Về môi trường:
      Giáo dục giúp cho mọi người hiểu rõ các vấn đề chính về môi trường bao gồm: tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, phòng ngừa và giảm thiểu thảm họa đều có mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó, giúp cho tất cả mọi người đều có ý thức gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

      Về kinh tế:
      + Đối với sự phát triển nông thôn mạnh.
      + Đối với quá trình đô thị hóa bền vững.
      + Đối với tiêu dùng bền vững.

      3. Tích hợp phát triển bền vững trong dạy học:

      3.1. Các cách lồng ghép giáo dục vì sự phát triển bền vững vào dạy học:

      Dạy học liên ngành, liên môn.
      Lồng ghép thông qua các mục tiêu giáo dục.
      Lồng ghép thông qua các hoạt động học tập ở tất cả cả các môn học.

      3.2. Quá trình giáo dục vì sự phát triển bền vững trong trường học:

      Gồm ba giai đoạn:

      Giai đoạn 1: Nhà trường bắt đầu phát triển giáo dục phát triển bền vững:
      + Nhà trường
      coi việc giáo dục phát triển bền vững như là một phần của kế hoạch toàn trường.
      +Xây dựng chính sách giáo dục phát triển bền vững
      trong khung chương trình.
      + Bổ nhiệm cán bộ chịu trách nhiệm
      trong lĩnh vực quản lý vấn đề giáo dục phát triển bền vững.

      Giai đoạn 2: Trường học đẩy mạnh giáo dục phát triển bền vững:
      + Đã xem giáo dục phát
      triển bền vững như là một phần của kế hoạch toàn trường.
      + Đã xây dựng và
      hoàn thiện chính sách giáo dục phát triển bền vững.
      + Đã hoàn
      thành việc bổ nhiệm một cán bộ chịu trách nhiệm cho GDPTBV.

      Giai đoạn 3:
      + Đã xây dựng chính sách phát triển bền vững
      trong giáo dục.
      + Đã bổ nhiệm một cán bộ chịu trách nhiệm quản
      lý cho GDPTBV.
      + Đã phát triển các kế hoạch chính thức
      và có đội hành động cho GDPTBV.
      + Liên
      tục rà soát đánh giá chương trình giảng dạy cho GDPTBV và quyết định sẽ tiếp tục hoàn thiện và cập nhật thực tế.

      3.3. Những tiêu chí xác định một nền giáo dục vì phát triển bền vững:

      Có nhiều cách xác định tiêu chí GDPTBV theo các cấp độ và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét đến một số tiêu chí sau: 

      + Người học có khả năng giải thích và hiểu được được các nguyên tắc của phát triển bền vững.
      + Người học có khả năng biện minh cho hành động và niềm tin của bản thân về môi trường, vì lợi ích của cá nhân gia đình và cộng đồng (toàn cầu hay địa phương), và của chủng loại khác. 
      + Người học có sự quan tâm và tôn trọng liên đới giữa môi trường toàn cầu và môi trường địa phương. 
      + Người học có khả năng nhận thức những chỉ bảo của môi trường cho hành động cá nhân của mình.
      + Người học có khả năng đưa ra quyết định cá nhân và hành động để bảo vệ môi trường.

      3.4. Tổng kết:

      Việc lồng ghép nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững vào giáo dục đòi hỏi nhà trường phải có một chính sách toàn diện và sự hợp tác của tất cả các giáo viên trong trường, cũng như sự phối hợp của học sinh, phụ huynh và cộng đồng rộng lớn bên ngoài.

      Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển bền vững đã được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”

      Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững, do vậy, một trong những nhiệm vụ cốt lõi là cải cách giáo dục và nâng cao nhận thức về PTBV của các cá nhân, cộng đồng, các doanh nghiệp, các tổ chức cơ quan ban nghành các cấp.

      Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia cho kế hoạch phát triển trong cả thập kỉ với các mục tiêu chính sau:

      + Thúc đẩy cải cách giáo dục, tích hợp các nội dung của phát triển bền vững vào trong các chiến lược chính sách chương trình và nội dung giáo dục ở tất cả các cấp học.
      + Tiếp tục định hướng lại giáo dục (phổ thông và đại học) cũng như giáo dục không chính quy theo hướng phát triển bền vững.
      + Giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết cho học sinh và cộng đồng về PTBV và nâng cao năng lực thực hiện giáo dục vì PTBV.
      + Tăng cường công tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

      Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về giáo dục PTBV và tích hợp các chủ đề sau trong giáo dục PTBV:

      + Khía cạnh môi trường: gồm các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tiết kiệm năng lượng; phát triển nông thôn bền vững; đô thị hóa bền vững; biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
      + Khía cạnh văn hóa xã hội: thực hiện nâng cao nhận thức và hành động xã hội về quyền con người, bình đẳng giới; đa dạng văn hóa; sức khỏe; phòng chống HIV/AIDS; việc làm và thu nhập; cải cách hành chính, công khai minh bạch
      + Khía cạnh kinh tế: Tích cực thực hiện phát triển xã hội để xóa đói giảm nghèo; ý thức và trách nhiệm cộng đồng; phát triển kinh tế đi đôi bảo vệ môi trường. 

      THAM KHẢO THÊM:

      • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS Module 36
      • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS Module 38
      • Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS Module 39

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Các câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường
      • Nhà trường được phép thu những khoản phí nào đầu năm học?
      • Các bài hát tiếng Anh học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
      • Những yếu tố tác động đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên?
      • Các lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay, lầy và hài hước
      • Phải làm sao khi chồng thường hay nhắc lại chuyện quá khứ?
      • Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
      • Những mẫu thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
      • Văn khấn và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa công ty
      • Có nên mua điện thoại, nên cho trẻ sử dụng Internet không?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ