Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THCS Module 11

Trong lứa tuổi học sinh THCS thì lớp học sinh nữ và học sinh là dân tộc thiểu số là lớp học sinh có sự nhạy cảm cao trong vấn đề tâm sinh lí và nhận được sự quan tâm lớn của ngành giáo dục. Vì sao lại vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài thu hoạch dưới đây. 

Học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số trong trường trung học cơ sở nói riêng là những đối tượng rất đặc biệt luôn dành sự quan tâm của nhà nước cũng như ngành giáo dục, nhất là trong vấn đề tâm sinh lí cho các em. Sau một quá trình tìm hiểu, phân tích, bài thu hoạch dưới đây sẽ có những ý kiến, đánh giá về vấn đề chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số trong trường Trung học cơ sở ấy 

2.1  Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở trường THCS.

2.1.1 Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS.

Đặc trưng cơ bản của học sinh THCS.

Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đây là thời kĩ phát triển đặc biệt gọi là thời kĩ quá độ tuổi ấu thơ. Ở trong thời kì này các em sẽ có sự phát triển lớn về mặt tâm sinh lí để giao thoa giữa độ tuổi chưa vị thành niên và tuổi trưởng thành. Nói cách khác, có thể ví von đây là độ tuổi chuẩn tách kén để trở thành bướm

Trong độ tuổi này các em có sự phát triển về thể chất rất lớn nhưng sự phát triển về tư duy, nhận thức, trí tuệ lại bị khự lại dần đến sự tồn tại song song của những đặc điểm của trẻ em và cả người lớn. Ở lứa tuổi này các em mong muốn chứng tỏ mình là người lớn, được đối xử như người lớn.

Những điều kiện phát triển tâm lý.

Trong độ tuổi này, cùng với sự phát triển lớn mạnh về thể chất, tầm vóc từ chiều cao, cân nặng, hệ tim mạch…là điều kiện để các em có thể tham gia vào nhiều hoạt động hơn trong gia đình, nhà trường. Các em có thể lao động một số việc vừa sức trong gia đình hay thậm chí tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, quyết định những vấn đề nào đó.

Đồng thời các môn học ở trường cũng sẽ nhiều hơn, bao gồm nhiều hệ thống tri thức phong phú, môi trường học rộng mở và tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo, nhiều bạn bè hơn. Đối với xã hội các em được thừa nhận là những thành viên tích cực, được giao 1 số nhiệm vụ nhất định. Vì vậy nó có tác động không nhỏ đến sự phát triển nhân cách, tư duy độc đáo của các em.

2.1.2 Một số đặc điểm tâm lý của thiếu niên.

Ở trong độ tuổi này các em có khả năng phân tích, tổng hợp, lập luận về sự vật, hiện tượng xung quanh đồng thời trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ chỉ định của các em phát triển rất rõ rệt hơn cả. 

Bên cạnh đó, các em có nhu cầu, mong muốn khẳng định, thể hiện bản thân mình rất cao. Các em muốn được chứng minh tài năng, suy nghĩ, quyết định, lựa chọn của mình. Vì vậy, dù là những suy nghĩ, quyết định lựa chọn sai lầm đi chăng nữa các em vẫn thể hiện sự khẳng định bản thân bằng cách cố chấp, ương bướng. Do vậy nếu trong giai đoạn này chúng ta không biết cách khéo léo khuyên bảo, làm bạn, chia sẻ với các em thay vào đó là nóng giận, phủ nhận, bắt ép các em làm theo ý mình thì có thể bị phản tác dụng thậm chí gây ra những hậu quả không mong muốn.

Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với mọi người. Có khát vọng được bạn bè thừa nhận, tôn trọng. Các em học sinh đã bắt đầu chú ý đến tình bạn khác giới. Điều này ảnh hưởng đến tính ngượng ngùng, e thẹn của các em. Từ đó phần nào các em đã biết bắt đầu quan tâm đến bản thân, vẻ ngoài của mình đến những phẩm chất của cá nhân. Các em có nhu cầu tự nhận xét, đánh giá và so sánh mình với người khác.

Tình cảm ở lứa tuổi này cực kì phức tạp, các em dễ dàng bị rung động, xúc động, lại càng dễ bị kích động, cảm tính, tình cảm mang tính chất bồng bột, khả năng tự kiềm chế, kiểm soát suy nghĩ cũng như hành vi còn kém. Do đó nếu như không được quan tâm giáo dục về tâm lí trong thời điểm nhạy cảm này thì các em có thể dễ dàng mắc phải những sai lầm thậm chí gây ra hậu quả đáng tiếc chỉ vì một giây phút bốc đồng, nông nổi của bản thân khi không biết các kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình.

2.1.3 Nghiên cứu và chăm sóc, hỗ trợ tâm lý đối với học sinh THCS

- Học sinh gặp sự căng thẳng: Đây là phản ứng dễ hiểu của bất kì ai đối với một tác nhân, yếu tố gây hại cho cơ thể và tâm sinh lí của mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng ấy. Nó có thể là nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống thay đổi đột ngột, từ những sự kiện phức tạp của cuộc sống hằng ngày, từ những tình huống oái ăm nào đó mà các em gặp phải, những xung đột với những người xung quanh đặc biệt là những người bạn, người thân thiết với các em hay đơn giản chỉ là việc học tập hằng ngày một cách quá tải cũng kiến các em trở nên căng thẳng, áp lựcnhững xung đột trong tâm lý, suy nghĩ của con người.

Khi căng thẳng con người thường có các biểu hiện không bình thường về sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức. Các em có thế nói lắp bắp, trầm hẳn xuống, vẻ mặt buồn rầu hoang mang. Tâm lí của các em sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Các em có thể phải đối diện với hàng loạt câu hỏi tôi là ai, tôi nên làm gì? tôi đáng nhẽ không nên làm thế?...Gay gắt nhất là các em có những suy nghĩ từ bỏ sự căng thẳng bằng những hành vi vô cùng tiêu cực. Điều này thực sự là một vấn đề lớn

Vậy nên, khi học sinh gặp phải tình trạng căng thẳng người lớn cần gần gũi, chỉ dẫn, giúp đỡ các em tháo gỡ căng thẳng, mở cho các em tư duy, duy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Đặc biệt ở phái nữ, một phái được xem là phái yếu, các em lại càng nhạy cảm và kín đáo hơn trong nhiều vấn đề đặc biệt là vấn đề tình cảm ở độ tuổi này. Sự tò mò, ham muốn khám phá có thể làm các em vượt quá những giới hạn cho phép để rồi gây ra những hệ lụy đáng tiếc về sau. Do đó việc trang bị kiến thức, kĩ năng phòng tránh những tình huống xấu nhất, những vấn đề căng thẳng, những stress của cuộc sống bằng cách làm bạn, quan tâm chia sẻ cùng các em phải được đặt ên trên hàng đầu.

2.1.4 Một số gợi ý chăm sóc tâm lý.

Làm cho học sinh cảm thấy an toàn: Cần giúp các em phân biệt đúng sai, nên bao dung trước những lỗi lầm của các em nhưng cũng không nên cưng chiều quá độ sẽ khiến cho các em không biết điểm dừng. Thầy cô phải trở thành tấm gương sáng, kiên định, chuẩn mực trong cư xử, xử lý công bằng mọi tình huống.

Làm cho học sinh cảm thấy được yêu thương: Tạo môi trường thân thiện trong trường, tại gia đình, xã hội để các em có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy được yêu thương, chăm sóc bởi tình yêu thương là vị thuốc thần xoa dịu nỗi đau, cũng như bồi đắp nên những tình cảm tốt đẹp khác trong cuộc sống.

Làm cho HS nhận thấy được hiểu, thông cảm: Lắng nghe học sinh, tạo điều kiện để các em được bộc lộ cảm xúc, cởi mở, linh hoạt, hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh. Nếu thầy cô quá cứng nhắc, khăng khăng theo quan điểm của mình mà không có sự thông cảm, thấu hiểu chia sẻ với các em sẽ tạo nên khoảng cách tâm lí dẫn đến sự bất đồng về sau.

Làm cho các em thấy được tôn trọng: Lắng nghe các em 1 cách quan tâm, chăm chỉ. Giành thời gian để nhận ra cảm xúc của học sinh. Đây là một cách để vỗ về tâm lí thích được thể hiện, được chứng minh, được công nhận trong độ tuổi này của các em. Do đó thầy cô cũng phải thực khéo léo trong việc nhận xét các em trong bất kì thái độ, hành vi sai trái nào của trẻ. Không phải thể hiện sự trì triết, trách mắng của mình mà sự nhận xét đó phải thể hiện được thái độ tôn trọng cũng như mong muốn khao khát hướng các em đến điều tốt đẹp của thầy cô. 

Làm cho HS cảm thấy mình có giá trị: Luôn tiếp nhận ý kiến của học sinh lắng nghe các em nói, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ khả năng của mình.

=> Tóm lại: Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho học sịm THCS là nhằm giúp các em vượt qua được những khó khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với những người xung quanh.

2.2  Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS.

2.2.1 Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS người dân tộc thiểu số

- Đặc điểm về tri giác: Học sinh dân tộc thiểu số có độ nhạy cảm thính giác, thị giác cao, giác quan tinh nhạy nhưng quá trình tổng hợp, khái quá để đi đến nhận xét chung lại rất hạn chế.

- Đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ: Vốn tiếng việt của học sinh người dân tộc có phần nghèo hơn . Gây khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập.

=> Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội: Học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc thể hiện mình bằng lời nói. Các em hay xấu hổ, nhút nhát trong việc trao đổi với thầy cô gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức của các em.
Những đặc điểm này xuất hiện ở các em là do môi trường vật chất sinh ra và lớn lên của các em không được tốt so với các trẻ em ở vùng khác. Các em đã thiếu sự giáo dục kĩ năng từ nhỏ bởi gia đình không có đủ điều kiện có thể bên cạnh chỉ dạy các em. Bù lại ở các em có sự độc ngay từ rất sớm. Để có thể bồi hiểu tâm sinh lí, bồi dưỡng thêm kĩ năng cho các em phải là cả một quá trình dài kiên nhẫn và cố gắng của cả các em lẫn giáo viên và nhà trường. 

2.2.2 Biện pháp tư vấn tâm lý với học sinh người dân tộc thiểu số.

- Tiến hành khảo sát các hành vi của học sinh

- Tiến hành phỏng vấn học sinh

- Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho học sinh gặp khó khăn.

- Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý cho học sinh

- Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với học sinh

3. Kết luận bài thu hoạch 

Vấn đề chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số trong trường Trung học cơ sở hiện nay là một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tân chú ý. Muốn hoàn thành tốt công tác chăm sóc hỗ trợ này đòi hỏi các cán bộ giáo viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân cũng như không ngừng trau dồi các kiến thức nghiệp vụ hơn nữa.

5 / 5 ( 1 bình chọn )