Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là gì? Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Một trong số những nguồn cơ bản của tư pháp quốc tế đó là điều ước quốc tế, hiện nay, điều ước quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng, việc hoàn thiện và áp dụng các điều ước quốc tế là được coi là một trong những nỗ lực to lớn của các quốc gia trong việc thống nhất hoá nội dung của các nước nhằm làm đơn giản hóa và việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Do đó, đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng điều ước quốc tế được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Khác với ngành luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân sự, thì ngành luật tư pháp có đối tượng điều chỉnh rộng hơn, ba o gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự và các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở đây được hiểu là ” quan hệ dân sự” và ” có yếu tố nước ngoài”. Theo đó, dấu hiệu chủ thể khi tham gia quan hệ này đó là có ít nhất một bên chủ thể tham gia vào quan hệ là ” người nước ngoài”, ở đây, người nước ngoài được hiểu là cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài, hoặc có thể hiểu là quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Một quan hệ có tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ mà đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, đối tượng của quan hệ có thể là tài sản hoặc lợi ích khác. Trong tư pháp quốc tế của Việt Nam, ” yếu tố nước ngoài” được quy định tại Bộ luật dân sự 2015,
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp: (1) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, (2) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài, (3) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
2. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
– Điều ước quốc tế có thể được phân loại thành điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế song phương (dựa trên tiêu chí số lượng các nước tham gia điều ước quốc tế). Trong điều ước quốc tế đa phương thì có điều ước quốc tế đa phương được nhiều nước trên thế giới tham gia và điều ước quốc tế đa phương khu vực chỉ dành cho một số nước trong một khu vực xác định. Điều ước quốc tế còn được phân loại thành điều ước quốc tế khung và điều ước quốc tế chì tiết (dựa trên tiêu chí nội dung của điều ước quốc tế).
– Có nhiều điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, có thể chỉ ra một số điều ước quốc tế đa phương tiêu biểu như: Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc, Công ước La Haye 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. – Công ước La Haye 1971 về luật áp dụng đối với tai nạn giao thông, Công ước La Haye 1978 về luật áp dụng đối với chế độ tài sản hôn nhân, Hiệp ước Washington 1970 về hợp tác đối với sáng chế (Việt Nam gia nhập năm 1993), Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyên tác giả (Việt Nam gia nhập năm 2004)…
– Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, khi có sự quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thì sẽ ưu tiên áp dụng quy định trong điều ước quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này không giống nhau ở các nước. Ở Việt Nam, khoản 2 Điều 665 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thi quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”. Như vậy, về té đó đang áp dụng Như vậy, về nguyên tắc, điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng hơn các quy định pháp luật trong nước ở Việt Nam.
– Về áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Để giải quyết một vụ việc của tư pháp quốc tế thì vấn đề áp dụng luật luôn là một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn cần phải thực hiện. Thứ tự áp dụng pháp luật như thế nào cũng là một câu hỏi cần có lời giải thoả đáng. Thứ tự áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế có thể chia làm hai trường hợp: Đối với các vụ việc tư pháp quốc tế thông thường
– Áp dụng pháp luật theo quy định của điều ước quốc tế: Trước hết các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, để lựa chọn quy phạm thực chất thống nhất, nếu có loại quy phạm này thì cơ quan áp dụng pháp luật sẽ áp dụng quy phạm đó. Trường hợp điều ước quốc tế không có quy phạm thực chất thống nhất thì lúc này quy phạm xung đột thống nhất sẽ được tìm kiếm. Nếu có loại quy phạm này nó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ.
– Nếu quy phạm xung đột thống nhất quy định cho phép các bên tham gia quan hệ được phép lựa chọn pháp luật áp dụng (quy định hệ thuộc luật lựa chọn – Lex voluntatis) và các bên đã lựa chọn được pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Ở đây các bên có thể chọn không chỉ pháp luật của một quốc gia nhất định mà còn có thể lựa chọn tập quán để áp dụng cho quan hệ của mình. Nếu quy phạm xung đột thống nhất không quy định hệ thuộc luật lựa chọn hoặc có quy định nhưng các bên không lựa chọn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật mà phạm xung đột thống nhất đã ấn định.
– Áp dụng pháp luật theo quy định của pháp luật quốc gia: Nếu không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật trong nước của quốc gia mình để giải quyết vụ việc. Cụ thể, các quy phạm thực chất thông 3200 6 2 nhảm thực chất của thường sẽ được rà soát, lưu ý ở đây là các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế tức là các quy phạm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài và do nhà nước ban hành, quy phạm này khác so với quy phạm của các ngành luật trong nước.
– Khi pháp luật quốc gia không có các quy phạm thực chất thông thường như trên thì lúc này các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy phạm xung đột thông thường. Theo đó, có thể tóm tắt lại thứ tự áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc tư pháp quốc tế như sau:
+ Bước 1: áp dụng quy phạm thực chất thống nhất.
+ Bước 2: áp dụng quy phạm xung đột thống nhất (nếu được chọn luật thì áp dụng luật lựa chọn trước. Nếu không sẽ áp dụng pháp luật nước được xác định bởi quy phạm).
+ Bước 3: áp dụng quy phạm thực chất thông thường.
+ Bước 4: áp dụng quy phạm xung đột thông thường (nếu được chọn luật thì áp dụng luật lựa chọn trước. Nếu không sẽ áp dụng pháp luật nước được xác định bởi quy phạm).
+ Bước 5: áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất (có thể cả tập quán hoặc tương tự pháp luật, án lệ hoặc lẽ công bằng).
(* Lưu ý: Cần lưu ý các bước sau chỉ được áp dụng khi các bước không thể thực hiện được).
– Đối với các quan hệ tư pháp quốc tế đặc biệt: Một số quan hệ pháp luật mặc dù là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài nhưng khi phát sinh không phát sinh xung đột pháp luật, do có những đặc thù trong đối tượng điều chỉnh (ví dụ, các quan hệ sở hữu trí tuệ). Đối với các quan hệ này khi nảy sinh, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh, thông thường các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, và do đó các quy phạm này sẽ được áp dụng trực tiếp để điều chỉnh quan hệ đang xem xét.)
– Nếu không có các điều ước quốc tế, hoặc đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước (ví dụ, vụ việc liên quan đến quốc gia chưa tham gia điều ước) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật quốc gia, cụ thể là các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan. Trường hợp đặc biệt khác, khi chủ thể tham gia quan hệ là nhà nước, nếu xảy ra trường hợp này, khi nhà nước thực hiện quyền miễn trừ nhà nước thì quan hệ sẽ chấm dứt. Nếu nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ thì trình tự áp dụng pháp luật quay lại như các quan hệ thông thường.