Nuôi thú cưng là một trong những thú vui ngày càng phổ biến ở đất nước ta, trong trường hợp xảy ra chó chung cư căn người thì cá nhân có liên quan sẽ chịu trách nhiệm vấn đề này. Vậy ai phải chịu trách nhiệm khi chó trong chung cư cắn người?
Mục lục bài viết
1. Ai phải chịu trách nhiệm khi chó trong chung cư cắn người?
Hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ hơn dẫn đến nhu cầu về tinh thần cũng ngày một nâng cấp. Con người có xu hướng tìm đến những hoạt động để làm phong phú cuộc sống trong đó phải kể đến phát triển xu hướng nuôi thú cưng. Nhưng trong thời gian gần đây liên tiếp nhiều các vụ việc chó cưng cắn người và điều này dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Pháp luật nước ta cũng đã có nhiều quy định liên quan đến việc quản lý chó cưng đưa ra những biện pháp để áp dụng phòng tránh như xích chó, khi thực hiện dắt chó ra ngoài phải đeo rọ mõm, có xích để dắt hoặc tuân thủ việc tiêm phòng dại. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận cá nhân không tuân thủ quy định, chủ nuôi chó trong chung cư không quản lý chặt chẽ dẫn đến việc cắn người khác. Trong trường hợp này, chủ nuôi chó không quản lý chặt chẽ trong quá trình nuôi thú cưng nếu những loài thú cưng này gây tổn hại đến sức khỏe tính mạng của con người thì người chủ phải chịu trách nhiệm về dân sự, thậm chí là truy cứu hình sự.
Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rất rõ các nội dung liên quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà những súc vật gây ra. Theo đó, chủ sở hữu súc vật phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật của mình đang nuôi gây ra.
+ Đối với trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi dẫn đến gây kích động cho súc vật và khiến cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại;
+ Xét trên thực tế khi súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây nên thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường đối với những hành động của loài súc vật này; việc xác định lỗi trong khi để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thực hiện hành động cắn người thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc quản lý súc vật sẽ phải lên đới bồi thường thiệt hại;
+ Nếu con người nuôi súc vật nhưng thông qua hình thức thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó có trách nhiệm bồi thường theo tập quán nhưng không được trái với quy định pháp luật, đi ngược lại với đạo đức xã hội;
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 66 Luật chăn nuôi 2018 có quy định khi chủ nuôi chó mèo nuôi những loài vật này mà trong trường hợp chó mèo tấn công gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Với quy định nêu trên, việc bồi thường thiệt hại do chó của cư dân cắn người thì người chủ nuôi chó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị xâm phạm về sức khỏe tính mạng theo đúng quy định, người thứ ba có lỗi dẫn đến hành động chó cắn người thì cũng liên đới chịu trách nhiệm.
2. Chó trong chung cư cắn người thì Ban quản lý chung cư có phải chịu trách nhiệm hay không?
Người dân khi sinh sống tại chung cư thì nằm trong sự quản lý của Ban quản trị nhà chung cư. Cơ quan này được trao quyền và trách nhiệm trong việc quản lý các hộ dân sống chung khu vực này. Hiện nay, theo quy định tại Điều 104 Luật Nhà ở năm 2014 thì Ban quản trị nhà chung cư đã được quy định rõ các quyền và trách nhiệm như sau:
– Đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có quyền và trách nhiệm thực hiện các công việc được nêu cụ thể:
+ Tiến hành đôn đốc, nhắc nhở đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tuân thủ đúng các quy định liên quan đến đời sống của con người tại đây. Những quy tắc này sẽ được ghi nhận trong nội quy, quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư và sẽ được phổ biến đối với người dân khi sinh sống;
+ Khi tiến hành bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng kinh phí hợp lý theo đúng quy định của luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư sẽ có trách nhiệm giám sát quản lý và báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu chi khoản kinh phí này;
+ Có quyền và trách nhiệm trong việc đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
– Trong trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có quyền thực hiện các quy định tại điểm a, e, g, h, I, k và l khoản 1 của Điều này.
Đồng thời, tại Điều 603 của Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Với các quy định nêu trên, Ban quản trị tòa nhà chung cư phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu sử dụng nhà chung cư thực hiện đúng nội quy, quy chế quản lý và đương nhiên trên thời gian sinh sống tại đây trong nội quy cũng sẽ ghi nhận việc nuôi nhốt, quản lý chó cũng phải tuân thủ theo đúng quy định. Trong trường hợp chủ nuôi chó có những vi phạm nhưng Ban quản trị tòa nhà không kịp thời phát hiện hoặc đôn đốc nhắc nhở dẫn đến tình trạng gây thiệt hại cho người khác thì Ban quản trị chung cư cũng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp nào chó cắn người thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm về hình sự:
Hiện nay, để đảm bảo sự an toàn đối với việc nuôi thú cưng theo xu thế thì chủ nuôi chó phải thực hiện các trách nhiệm liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng dại. Thực hiện việc khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại cũng được đặc biệt lưu tâm và chủ nuôi chó phải tiến hành thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn, hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, cũng phải có văn bản cam kết việc nuôi nhốt hoặc xích giữ chó trong khuôn viên của gia đình đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như những người xung quanh.
Trách nhiệm của chủ nuôi chó phải thực hiện đó là tiến hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó hoặc đeo rọ mõm cho chó; khi dắt chó ra ngoài nơi công cộng thì phải có người đi theo. Trong trường hợp nếu có sự vi phạm đối với các quy định về nuôi nhốt chó cá nhân tùy thuộc vào hành vi vi phạm có thể sẽ bị phạt hành chính. Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và Nghị định 04/2020/NĐ-CP thì chủ nuôi có thể bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu vi phạm hành vi nêu trên.
Còn trong trường hợp chó cắn người dẫn đến chết người thì chủ vật nuôi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội vô ý làm chết người đã được quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó. Người nào vô ý làm chết người có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không gian giữ đến 3 năm hoặc mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trong trường hợp hành vi vô ý của mình dẫn đến làm chết hai người trở lên thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Như vậy, khi chủ vật nuôi lơ là trong việc quản lý, nuôi nhốt chó mà dẫn đến là súc vật này gây ảnh hưởng đến tính mạng cho người khác thì có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này là phạt tù lên đến 10 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Luật Nhà ở;
– Luật Chăn nuôi 2018;
– Nghị định số 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.