Thương mại quốc tế là hoạt động cực kỳ phức tạp bởi sự tham gia của nhiều chủ thể đến từ khắp nơi trên thế giới. Hoạt động đó đòi hỏi cần có một cơ quan nền tảng và một chế độ pháp lý vững chắc. Đáp ứng yêu cầu đó Ủy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế ra đời
Mục lục bài viết
1. UNCITRAL là gì?
UNCITRAL (United Nations Commission On International Trade Law) là tên viết tắt của Ủy ban Liên hợp quốc về
2. Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế:
Khi thương mại thế giới bắt đầu mở rộng đáng kể vào những năm 1960, chính phủ các nước bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải có một bộ tiêu chuẩn và quy tắc toàn cầu để hài hòa các quy định quốc gia và khu vực, trong đó có việc điều chỉnh thương mại quốc tế. Từ đó, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập theo Nghị quyết 2205 (XXI) ngày 17 Tháng 12 năm 1966 “để thúc đẩy tiến bộ hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế” thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế. Hiện nay, thông qua 6 nhóm công tác, hoạt động của UNCITRAL đang tập trung vào các mảng công tác về trọng tài và hòa giải, cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, thương mại điện tử, luật phá sản, giao dịch bảo đảm, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ban đầu, UNCITRAL chỉ có 29 quốc gia thành viên và được mở rộng thành 36 thành viên vào năm 1973. 9 năm sau, số thành viên của Ủy ban này đã tăng gần gấp đôi, lên con số 60 thành viên, bao gồm: 12 quốc gia châu Phi, 15 quốc gia châu Á, 18 quốc gia châu Âu, 6 quốc gia Mỹ Latinh – Caribbean và 1 quốc gia châu đại dương; được bầu bởi Đại hội đồng LHQ.
Các thành viên của UNCITRAL thường được bầu theo nhiệm kỳ sáu năm và chia rẽ cứ 3 năm thì lại bầu lại 1/2 số thành viên.
Cách thức hoạt động: Ủy ban được tổ chức ở 3 cấp độ. Cấp độ 1 (cao nhất) mà Ủy ban tổ chức là phiên họp toàn thể hàng năm. Cấp độ 2 là nhóm làm việc liên chính phủ phát triển các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL giúp đơn giản hóa các giao dịch thương mại và giảm chi phí liên quan. Nhóm làm việc này nhóm họp mỗi năm 2 lần, tổ chức luân phiên tại New York và Mỹ, công việc trong cấp độ này gồm những công việc sau:
– Hoàn thiện và thông qua các văn bản dự thảo được giới thiệu lên Ủy ban;
– Xem xét các báo cáo tiến độ của các nhóm làm việc về các dự án tương ứng của họ;
– Lựa chọn các chủ đề cho công việc trong tương lai hoặc nghiên cứu thêm;
– Báo cáo về các hoạt động hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế khác;
– Giám sát sự phát triển trong hệ thống CLERE và tình trạng và thúc đẩy các văn bản pháp lý UNCITRAL;
– Xem xét các nghị quyết của Đại hội đồng về hoạt động của UNCITRAL; vấn đề hành chính…
Cấp độ 3 là các nhóm làm việc đảm nhận công việc chuẩn bị thực chất về các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL. Thành viên của các nhóm làm việc bao gồm tất cả các thành viên của UNCITRAL. Một nhóm làm việc thường họp hai lần một năm, tổ chức một phiên mùa xuân ở New York và một phiên mùa thu ở Vienna.
Có tất cả 7 nhóm làm việc:
– Nhóm 1 về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa;
– Nhóm 2 về trọng tài và hòa giải / giải quyết tranh chấp;
– Nhóm 3 về cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước;
– Nhóm 4 về thương mại điện tử;
– Nhóm 5 về Luật không có khả năng thanh toán;
– Nhóm 6 về quyền lợi bảo mật
– Nhóm 7 là về các vấn đề khác.
Một số hoạt động điển hình của UNCITRAL
Đối với Nhóm công tác V về luật phá sản, qua 53 phiên làm việc (mỗi năm 2 phiên), UNCITRAL đã thảo luận và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nổi bật như Luật mẫu của UNCITRAL về phá sản xuyên quốc gia được ban hành năm 1997 (Luật mẫu) và Hướng dẫn thực thi và giải thích luật mẫu này vào năm 2013 (Hướng dẫn).
Phiên họp lần thứ 54 được tổ chức tại thủ đô Viên của Cộng hòa Áo trong thời gian 5 ngày làm việc, từ ngày 10 đến ngày 14/12/2018. Phiên họp có sự tham dự của đại diện 40 nước thành viên của Nhóm công tác, đại diện của 18 nước với tư cách là quan sát viên và của 20 tổ chức quốc tế dưới sự điều hành của ông Wisit Wissitsora-AT (đại biểu của Thái Lan). Đây là lần thứ tư Việt Nam cử đoàn tham dự với tư cách là quan sát viên của Nhóm công tác.
Tại phiên họp lần thứ 54, UNCITRAL đã thảo luận về 3 chủ đề gồm: (i) phá sản xuyên quốc gia của nhóm doanh nghiệp; (ii) nghĩa vụ của giám đốc trong giai đoạn doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; và (iii) phá sản doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).
Phá sản xuyên quốc gia của Nhóm doanh nghiệp
Tại phiên họp thứ 43 vào năm 2010, Ủy ban đã chấp nhận đề xuất của Nhóm công tác rằng cần tiến hành trao đổi và xử lý vấn đề phá sản xuyên biên giới đối với nhóm các doanh nghiệp. Nhóm công tác đã trao đổi về chủ đề này tại phiên họp thứ 45 (tháng 4/2014), 46 (tháng 12/2014), 47 (tháng 5/2015), thứ 48 (tháng 12/2015), 49 (tháng 5/2016), 50 (tháng 12/2016), 51 (tháng 5/2017), 52 (tháng 12/2017) và 53 (tháng 5/2018).
Sau quyết định của Nhóm công tác tại phiên họp thứ 53 rằng văn bản cần được chuẩn bị dưới hình thức là luật mẫu trong đó tên tiêu đề tạm thời là “Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp”, nội dung văn bản tiếp tục được sửa đổi để nhóm tiếp tục xem xét tại phiên họp thứ 54 của Nhóm công tác. Tại phiên họp thứ 54, các đại biểu đã thảo luận và đồng ý với các nội dung cơ bản của Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp và giao cho Ban Thư ký tiếp thu, chỉnh sửa, trình nhóm công tác vào phiên họp thứ 55.
Nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong giai đoạn doanh nghiệp sắp mất khả năng thanh toán
Sau khi hoàn thành phần thứ Tư của Hướng dẫn lập pháp về luật phá sản trong đó đề cập đến nghĩa vụ của các giám đốc trong giai đoạn sắp phá sản (2013), tại phiên họp thứ 44 (tháng 12/2013), Nhóm công tác đã thống nhất về tầm quan trọng của việc thảo luận về nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong nhóm trong giai đoạn sắp phá sản bởi vì có nhiều vấn đề thực tiễn khó khăn trong lĩnh vực này và một giải pháp phù hợp sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc thực hiện cơ chế phá sản có hiệu quả.
Đồng thời, Nhóm công tác cũng nhận thấy rằng có những vấn đề cần cân nhắc một cách cẩn trọng để các giải pháp đưa ra không cản trở việc phục hồi hoạt động kinh doanh và khiến cho các giám đốc gặp khó khăn khi hoạt động để hỗ trợ cho việc phục hồi hoặc buộc giám đốc phải tiến hành mở thủ tục phá sản khi chưa chín muồi. Về những vấn đề đã xem xét, Nhóm công tác thống nhất rằng việc xem xét xem phần thứ ba của Hướng dẫn lập pháp sẽ được áp dụng như thế nào đối với đối với việc phá sản nhóm doanh nghiệp và xác định những vấn đề khác (ví dụ như xung đột giữa nhiệm vụ của giám đốc với nhiệm vụ của bản thân doanh nghiệp và lợi ích của nhóm) sẽ rất hữu ích.
Tại phiên họp thứ 54, văn bản này một lần nữa lại được Nhóm công tác đưa ra xem xét. Tại phiên họp này, với nhận thức rằng các văn bản về nhóm doanh nghiệp đang được dần hoàn thiện, cho nên Nhóm công tác có thể xem xét điều chỉnh thêm về dự thảo văn bản về nghĩa vụ của giám đốc để có thể hoàn thiện cùng với việc hoàn thiện dự thảo Luật mẫu về phá sản nhóm doanh
UNCITRAL có trụ sở chính đặt trong khuôn viên Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Vienna, thực hiện công việc của mình tại các kỳ họp thường niên được tổ chức luân phiên tại thành phố New York và Vienna.
3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế:
Trước đây, mặc dù mặc dù chưa là thành viên chính thức, Việt Nam đã từng bước tích cực tham gia UNCITRAL với tư cách quan sát viên, tham dự và đóng góp tích cực tại các phiên họp, thảo luận trong một số nhóm làm việc của UNCITRAL, đặc biệt là trong các hoạt động của nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5.
Với số phiếu 157/193 (cao thứ 5), Việt Nam đã trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025 tại cuộc bỏ phiếu trong khuôn khổ Khóa họp 73 của Đại hội đồng LHQ diễn ra tại New York rạng sáng 18-12 (theo giờ Việt Nam). Việc trở thành thành viên của Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc tăng cường tham khảo, có điều kiện tham gia sâu hơn vào quá trình thảo luận, xem xét các vấn đề mà các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân đặt ra trong các vấn đề thương mại quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và giải quyết các tranh chấp phát sinh theo chuẩn mực quốc tế (trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam phải tham vấn các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng lực pháp lý nói chung không chỉ của cơ quan nhà nước mà cả các cơ chế, các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp…. ).
Với sự tín nhiệm lần này của LHQ và việc Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập pháp lý đa phương, chủ động tham gia xây dựng, định hình pháp luật ở cấp độ quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.