Một trong những hiệp định cơ bản của WTO trong thương mại quốc tế là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về trợ cấp trong thương mại quốc tế, chúng tôi gửi tới bài viết “Trợ cấp là gì và phân loại trợ cấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế”.
Mục lục bài viết
1. Trợ cấp là gì?
Theo điều 1 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO quy định trợ cấp trong thương mại quốc tế tồn tại nếu:
Thứ nhất, có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
– Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
– Các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế );
– Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
– Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ ba điểm trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của chính phủ.
Thứ hai, có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994; Và lợi ích được cấp bởi điều đó.
Trợ cấp trong thương mại quốc tế được hiểu trong tiếng anh là Subsidies in international trade.
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
– Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
– Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (Ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);
– Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung);
– Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại, … bình thường sẽ không khi nào làm vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường).
Trợ cấp có phải hiện tượng bị cấm không?
Theo WTO, các chính phủ được phép trợ cấp nhưng chỉ trong các giới hạn và điều kiện nhất định. WTO có 02 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, áp dụng cho 02 nhóm sản phảm:
– Đối với hàng công nghiệp: Các lọai trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures- Hiệp định SCM);
– Đối với hàng nông sản: Tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp của WTO.
2. Phân loại trợ cấp trong thương mại quốc tế:
(i) Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
Bao gồm:
o Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
o Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
(ii) Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
Bao gồm:
o Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
o Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
– Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
– Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
– Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
(iii) Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
3. Mức trợ cấp được xác định như thế nào?
Để xác định hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hóa đó. Phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản việc tính toán sẽ theo nguyên tắc sau đây của WTO:
– Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này;
– Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với chi phí bảo lãnh thấp hơn mức chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức này;
– Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hóa/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệch giá.
Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hóa.
4. Vụ kiện chống trợ cấp là gì?
Đây thực chất là một quy trình Kiện-Điều tra- Kết luận- Áp dụng biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hóa nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng hàng hóa được trợ cấp (trừ trợ cấp đèn xanh) và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), đây không phải thủ tục tố tụng tại
Thủ tục, trình tự kiện chống trợ cấp gần tương tự với thủ tục, trình tự kiện chống bán phá giá. Cần lưu ý là thủ tục này được quy định gần giống thủ tục tố tụng tại
Các văn bản có liên quan đến kiện chống trợ cấp:
– Hiệp định SCM: Bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng (mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ);
– Pháp luật nội địa nước nhập khẩu: Bao gồm các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục kiện và điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng.
5. Ai được quyền kiện chống trợ cấp?
Một vụ kiện chống trợ cấp chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:
– Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành);
– Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện;
– Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Kết luận: Trợ cấp là cần thiết, là cần phải có khi hội nhập nền kinh tế thị trường nội địa với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sản xuất, buôn bán, giao lưu với các nước khác trong khu vực. Việc nắm rõ về các loại trợ cấp và các yếu tố liên quan đến chống trợ cấp giúp cho các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu hàng hóa hoặc các hoạt động thương mại khác.