Quy định của pháp luật về Hồ sơ địa chính? Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai? Hồ sơ địa chính có bắt buộc phải là các tài liệu ở dạng giấy?
Như chúng ta đã biết thì Hồ sơ địa chính là tài liệu tập hợp các thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý về đất đai theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về hồ sơ địa chính và quy định về Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính,
cơ sở pháp lý:
Thông tư Số:
Luật sư
1. Quy định của pháp luật về Hồ sơ địa chính
1.1. Hồ sơ địa chính là gì?
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Hiện nay vấn đề đất đai là vấn đề đang được quan tâm rất lớn, vì sự phát triển của nền kinh tế nên các giao dịch về đât đai cũng trở nên khá phổ biến và quen thuộc. Khi các cá nhân là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì cần thự hiện theo các quy định về hồ sơ địa chính vì nó xác định tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan và hồ sở địa chính có những giá trị pháp lý cơ bản được quy định tại thông tư Số:
1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp
2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
3. Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
4. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
a) Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
– Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Theo đó, ta có thể nhận thấy hồ sơ địa chính có các giá trị pháp lý khác nhau để quy định vè quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai theo quy định, tức là việc xác định các lợi ích cho chủ sở hưu quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật nhưng song song với đó là các nghĩa vụ đi kèm với quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định cua pháp luật mà bắt buộc các chủ thể cần thực hiện theo.
Dựa trên các thông tin về giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như trên, có thể hiểu mục đích của hồ sơ địa chính là để quy định các thông tin về quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và các quy định liên quan đến lợi ích và trách nhiệm, nhưng trong các trường hợp hồ sơ địa chính mà bị sai các thông tin thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính theo quy định để không gặp các vấn đề rủi ro về sau,
2. Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai
Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai là các nội dung pháp luật quy định để đề ra các vấn đề để đảm bảo các quyền sử dụng đất và các nghĩa vụ thực hiện của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện đầy đủ và chính xác, ngoài ra còn bảo đảm cho quyền lợi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nhất định. Tại
1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.
2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.
4. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:
a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;
b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;
c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Dựa trên quy định trên, quy định về bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai theo quy định. Trên thực tế bản đồ địa chính để thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất để sau này nếu như thửa đất của gia đình bạn có bị lấn đất hay tình trạng tranh chấp xảy ra có thể dựa vào bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính để xác định các thông tin được chính xác nhất.
Như vậy Sổ mục kê đất đai trước hết là kết quả của việc đo đạc địa chính, tổng hợp thông tin lập hồ sơ lưu trữ ghi nhận quá trình sử dụng của người sử dụng đất đối với một thửa đất. Sổ mục kê đất đai được cơ quan tài nguyên môi trường lập dưới dạng số và dạng giấy. Nội dung lưu trữ được thực hiện theo luật và bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính đều có các giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ địa chính có bắt buộc phải là các tài liệu ở dạng giấy?
Căn cứ Khoản 1 điều 96 Luật đất đai 2018 quy định như sau:
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Như vậy, có thể thấy hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất và các đối tượng khác nêu trên.