Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc.
1. Khái niệm
Điều 594 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Khái niệm “thực hiện công việc không có ủy quyền” có nghĩa là một người thực hiện công việc của người khác mà không được người đó ủy quyền. Thông thường, một người không có quyền can thiệp vào công việc của người khác, không có quyền làm điều đó theo ý chí chủ quan của mình mà không được người có công việc chấp nhận. Tuy nhiên, trong thực tế nếu việc thực hiện công việc đó hoàn toàn tự nguyện vì lợi ích của người có công việc, nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc thì cần được pháp luật thừa nhận. Đây chính là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn hoặc không tự mình thực hiện được.
2. Điều kiện để xác định công việc không có ủy quyền
Một công việc được xác định là công việc không có uỷ quyền phải đủ các yêu tố sau:
– Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận.
– Thứ hai, việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì không áp dụng chế định này.
Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện đó. Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc chế độ này. Tuy nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Ví dụ: ngăn cản người khác tự tử được coi là công việc không có ủy quyền mặc dù việc thực hiện đó bị người tự tử phản đối.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Các loại nghĩa vụ
Để cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền không bị lợi dụng, nâng cao trách nhiệm của người thực hiện công việc, đồng thời đảm bảo cho người đã thực hiện công việc không bị thiệt thòi, BLDS cần thiết phải quy định các nghĩa vụ có liên quan đến việc thực hiện không có ủy quyền.
Các loại nghĩa vụ bao gồm:
– Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền.
– Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện.
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Phân biệt thực hiện công việc có ủy quyền và không có ủy quyền