Thành phố Long Xuyên, trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh An Giang, có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thúc đẩy kinh tế - xã hội. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc TP Long Xuyên (An Giang).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Long Xuyên (An Giang):
Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1285/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh An Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên tự nhiên và dân số của phường Đông Xuyên trở lại phường Mỹ Xuyên.
Thành phố Long Xuyên có 10 phường và 2 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính hiện không còn tồn tại: Phường Đông Xuyên.
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc thành phố Long Xuyên (An Giang)?
Thành phố Long Xuyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc và 2 xã được chia thành 96 khóm – ấp.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường Bình Đức |
2 | Phường Bình Khánh |
3 | Phường Mỹ Bình |
4 | Phường Mỹ Hòa |
5 | Phường Mỹ Long |
6 | Phường Mỹ Phước |
7 | Phường Mỹ Quý |
8 | Phường Mỹ Thạnh |
9 | Phường Mỹ Thới |
10 | Phường Mỹ Xuyên |
11 | Xã Mỹ Hòa Hưng |
12 | Xã Mỹ Khánh |
3. Giới thiệu chung về thành phố Long Xuyên (An Giang):
Năm 1/3/1999, Thành phố Long Xuyên được thành lập (được Chính phủ công nhận là đô thị Loại I vào năm 2020). Thành phố nằm bên hữu ngạn sông Hậu, có vị trí và vai trò quan trọng trong khu vực ĐBSCL. Nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược, là điểm giao thoa giữa hai khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và Tứ giác Long Xuyên. Thành phố đồng thời nằm trong trung tâm của vùng tam giác phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Phnôm Pênh (Campuchia).
Các công trình phục vụ công cộng và cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị được đầu tư, xây dựng đồng bộ, ngày càng hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai và đẩy nhanh tiến độ, thực hiện thu hút các tập đoàn lớn như T&T, FLC, TMS,…
Thành phố Long Xuyên nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và quốc tế nên sẽ trở thành điểm trung chuyển, kết nối với các các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á qua đường bộ và đường thủy.
Vị trí địa lý:
-
Phía Đông tiếp giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Thoại Sơn
-
Phía Nam tiếp giáp quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
-
Phía Bắc tiếp giáp huyện Châu Thành
Diện tích và dân số:
Thành phố Long Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 115,36 km², dân số vào năm 2019 khoảng 272.365 người. Mật độ dân số đạt 2.361 người/km².
4. Hạ tầng giao thông của thành phố Long Xuyên (An Giang):
Giao thông đường bộ:
* Quốc lộ 91:
-
Tuyến đường huyết mạch chạy qua Long Xuyên, kết nối thành phố với Cần Thơ và biên giới Campuchia qua cửa khẩu Tịnh Biên.
-
Quốc lộ này thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trong khu vực.
* Tỉnh lộ:
-
Nhiều tuyến tỉnh lộ kết nối Long Xuyên với các huyện trong tỉnh An Giang như Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.
-
Hệ thống đường nội thị được cải tạo và nâng cấp, giúp giao thông trong thành phố ngày càng thuận tiện.
* Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng:
Đang trong giai đoạn xây dựng, tuyến cao tốc này sẽ đi qua Long Xuyên, tăng cường kết nối vùng và rút ngắn thời gian di chuyển giữa các trung tâm lớn.
Giao thông đường thủy:
Long Xuyên nằm trên tuyến sông Hậu, một trong những tuyến đường thủy lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống bến cảng:
Cảng Mỹ Thới là cảng lớn nhất tại An Giang, phục vụ vận tải hàng hóa và nông sản. Các bến phà, bến tàu nhỏ phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa trong khu vực, đặc biệt kết nối với các xã ven sông.
Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng, nhất là trong vận tải nông sản và hàng hóa từ Long Xuyên đến Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, và các tỉnh miền Tây.
Giao thông công cộng:
Hệ thống xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh hoạt động ổn định, kết nối Long Xuyên với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Taxi truyền thống và các nền tảng gọi xe công nghệ như Grab, Be hoạt động phổ biến, phục vụ nhu cầu di chuyển cá nhân trong thành phố.
Giao thông nội đô:
Thành phố Long Xuyên có hệ thống đường phố hiện đại, nhiều tuyến đường được mở rộng, lát vỉa hè, trồng cây xanh. Các tuyến đường chính như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều được quy hoạch tốt, hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ. Hệ thống cầu và cống được xây dựng để giải quyết vấn đề ngập úng trong mùa mưa.
5. Quy hoạch thành phố Long Xuyên (An Giang):
5.1. Mục tiêu quy hoạch:
Phát triển thành phố Long Xuyên là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế – văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh An Giang và trở thành đô thị công nghiệp, khoa học, công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, hướng tới chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2035 với nền kinh tế đa dạng, bền vững, là trung tâm hành chính – chính trị, văn hóa, dịch vụ của tỉnh An Giang; có sức hấp dẫn lớn về môi trường đầu tư, có tính cạnh tranh cao trên một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ; phát triển bền vững, hài hòa với môi trường, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đô thị, hướng tới đô thị xanh, sạch, đẹp.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035 xác định: Thành phố Long Xuyên có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối giao thương quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.
Theo đó, thành phố Long Xuyên sẽ được định hướng theo cấu trúc “Đa trung tâm mở” với 2 trục phát triển động lực và 4 trung tâm phát triển chính.
5.2. Định hướng phát triển:
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, thành phố Long Xuyên sẽ phát triển theo 2 trục:
-
Trục kinh tế dọc theo hướng Bắc Nam với sự kết hợp liên hoàn của hệ thống giao thông theo tuyến Quốc lộ 91, tuyến đường tránh Quốc lộ 91, tuyến vành đai trong và vành đai ngoài đô thị và tuyến sông Hậu.
-
Trục kinh tế ngang theo hướng Đông Tây với trục chủ đạo là sông Long Xuyên và trục gắn kết từ trục trung tâm lịch sử hiện hữu sang khu phía Tây với Khu đô thị Y tế, Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ mới.
Từ 2 trục trên hình thành 4 trung tâm phát triển chính gồm: Trung tâm lịch sử hiện hữu; Đô thị công nghiệp – Logistic xanh phía Nam; Đô thị Y tế, giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ phía Tây và khu Du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp xã Mỹ Hòa Hưng.
5.3. Quy hoạch giao thông:
Các dự án hạ tầng giao thông dự kiến hoàn thiện trước năm 2030:
- Nâng cấp QL 91
-
Nâng cấp ĐT 943
-
Xây dựng tuyến tránh TP.Long Xuyên (đường tránh QL91 qua TP.Long Xuyên)
-
Cao tốc Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc
-
Nâng cấp các tuyến đường huyện, Giao thông nông thôn, đường nội thị
-
Nâng cấp cảng Mỹ Thới, cảng Nhà máy xi măng An Giang
-
Xây cầu Nguyễn Thái Học
-
Xây cầu An Hòa
-
Cầu bắc qua Cồn Phó Ba và xã Mỹ Hòa Hưng
-
Cầu Tôn Đức Thắng mở rộng
-
Cầu nối khu đô thị Golden City – Khu dân cư Bình Khánh 5
-
Cầu trên tuyến TP.Long Xuyên bắt qua kênh TT.Núi Sập
5.4. Quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp:
Thành phố sẽ ưu tiên quỹ đất và ngân sách, chính sách hỗ trợ phát triển các dự án khu công nghiệp gồm:
-
Khu công nghiệp Vàm Cống quy mô khoảng 150 ha, bố trí phía ngoài tuyến đường vành đai trong, gắn kết với tuyến tránh Quốc lộ 91
-
Cụm công nghiệp Bình Đức quy mô khoảng 25 ha; di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp đan xen trong khu vực phát triển đô thị (các cơ sở mặt tiền sông Hậu) vào khu công nghiệp Vàm Cống để chuyển đổi thành các khu vực phát triển đô thị hỗn hợp dịch vụ mới.
THAM KHẢO THÊM: