Quy định về một số loại hợp đồng cho thuê thương mại phổ biến theo quy định của Luật thương mại năm 2005.
Pháp luật quy định một số loại hợp đồng thuê thương mại cụ thể thường phát sinh trên thực tế như sau:
1. Hợp đồng cho thuê hàng hóa
Quy định như vậy khá phức tạp và dễ gây hiểu nhầm cho người đọc luật, nên quy định rõ ràng thống nhất trong phần nghĩa vụ của bên cho thuê theo hướng quy định của
Ngoài những quyền và nghĩa vụ trên, bên thuê hàng hóa còn được luật Thương mại bảo vệ thông qua những quy định về quyền kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng, quyền từ chối nhận hàng khi không có thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hóa hoặc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng; quyền rút lại chấp thuận đối với một phần hoặc toàn bộ hàng hóa cho thuê nếu sự không phù hợp của hàng hóa cho thuê làm cho bên thuê không đạt được mục đích giao kết hợp đồng và không được bên thuê khắc phục hợp lý. Đồng thời luật cũng quy định, mọi thay đổi về chủ sở hữu hàng hóa cho thuê không ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng thuê.
2. Hợp đồng dịch vụ
2.1. Dịch vụ thuê quảng cáo thương mại (Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại)
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.
Luật Thương mại quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê dịch vụ quảng cáo thương mại tại điều 111, điều 112, điều 113, điều 114.Ngoài ra luật cũng quy định về nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo thương mại. Đây là một chủ thể đặc biệt của hợp đồng quảng cáo, là người của bên cho thuê và được bên thuê lựa chọn (khoản 1 điều 111). Cụ thể như sau:
Bên thuê quảng cáo thương mại:
– Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại.
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
– Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này.
– Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại:
Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
– Nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
– Thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại.
– Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo đã cung cấp.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mà quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ có sự thay đổi tương ứng.
2.2. Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Điều 125, điều 126, điều 127, điều 128
2.3. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao (điều 249).
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 của Luật Thương mại 2005 (điều 250).
Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể tại điều 252, điều 253 Luật Thương mại 2005.Theo đó,
Bên thuê dịch vụ quá cảnh:
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
– Phải đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
– Phải cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
– Phải cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
– Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh:
– Có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
– Có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;
– Được yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
– Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
– Phải tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
– Phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
– Phải thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
– Phải nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
– Đặc biệt, trong hợp đồng dịch vụ quá cảnh, bên thuê không được thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh (khoản 1 điều 248).
Tóm lại, nội dung hợp đồng thuê chính là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng thuê mà các bên có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng thuê. Nhưng tựu chung lại, nội dung của hợp đồng phải xuất phát từ thỏa thuận của các bên và phù hợp với những quy định của pháp luật và đạo đức chung của xã hội.