Đông Nam Á là các quốc gia nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Tại đây được thiên nhiên ưu ái cho đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và người dân chăm chỉ. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết tham khảo về Nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là gì? Mời bạn đọc tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan
C. Việt Nam.
D. Ma-lai-xi-a.
Trả lời: Đáp án đúng là đáp án B
2. Tình hình xuất khẩu gạo của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn gần đây:
Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines. Năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020. Mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Indonesia cũng được đánh giá là thị trường lớn của gạo Việt Nam. Diện tích canh tác lúa gạo của Indonesia năm 2021 là 10,41 triệu ha đạt 54,42 triệu tấn thóc, năng suất bình quân 5,22 tấn/ha. Tuy là nước sản xuất lúa gạo nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu gạo do phải đảm bảo lượng gạo dự trữ quốc gia, năng suất trồng lúa gạo của Indonesia thấp, giá thành cao, thunhập mang lại cho người nông dân thấp nên họ không thiết tha với sản xuất lúa gạo…
Trong vài năm gần đây, lượng gạo nhập khẩu vào Indonesia tương đối ổn định. Năm 2019, nước này nhập khẩu 444.500 tấn, trị giá 184 triệu USD; năm 2020 là 356 nghìn tấn, 195 triệu USD và đến năm 2021 là trên 407 nghìn tấn, với trị giá 184 triệu USD. Gạo nhập khẩu vào Indonesia chủ yếu từ Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Trong đó Pakistan chiếm 31% sản lượng gạo nhập khẩu của Indonesia năm 2020, Việt Nam chiếm 24,9%, Thái Lan chiếm 24,8%.
Năm 2021, Ấn Độ cung cấp cho Indonesia là 215.380 tấn chiếm 52,8% tổng lượng gạo nước này nhập khẩu, còn Thái Lan chiếm 17%, Việt Nam 16,1%, Pakistan chiếm 12,8%. Ngoài ra, một lượng nhỏ gạo nước này nhập khẩu từ Myanmar. Về cơ cấu, chủ yếu Indonesia nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Việt Nam, Thái Lan, còn nhập từ Pakistan và Ấn Độ là gạo 100% tấm. Với thị trường Malaysia, Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, bà Trần Lê Dung cho biết, Malaysia có 32,7 triệu dân, gạo được coi là lương thực chính. Nhưng nước này chỉ có 0,7 triệu ha trồng lúa gạo (diện tích ít nhất Đông Nam Á về trồng lúa gạo) nên không đáp ứng nhu cầu về cung cấp lúa gạo. Pakistan vẫn luôn duy trì hoạt động xuất khẩu gạo quốc tế và đứng thứ 4 các quốc gia xuất khẩu gạo lớn của thế giới (5 triệu tấn). Tiếp theo lần lượt là Mỹ (2,675 triệu tấn), Trung Quốc (2,2 triệu tấn), Campuchia (1,95 triệu tấn), Myanmar (1,8 triệu tấn), Brazil (1,3 triệu tấn) và Uruguay (950 nghìn tấn).
Nhu cầu nhập khẩu gạo để tăng cường dự trữ lương thực của các thị trường lớn mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Không chỉ có Việt Nam mà các quốc gia có nền nông nghiệp lớn như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Brazil,…đều là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (tính đến năm 2023). Ấn Độ giữ vị trí số 1 các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (16,5 triệu tấn). Quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và lớn nhất Đông Nam Á là Thái Lan (8,2triệu tấn).
Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới (7,6 triệu tấn). Với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước nên gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam do đó không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, việc tập trung khai thác các thị trường ngách cũng là một trong những giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal thông tin, Việt Nam đã trao cho phía Senegal dự thảo bản ghi nhớ về thương mại gạo và đang chờ phía Senegal phản hồi. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 12.392 tấn, kim ngạch 5,35 triệu USD, tăng 215% so với năm 2022. Trong ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Senegal 619 tấn gạo, kimngạch đạt 440.380 USD. Theo Trung tâm thống kê của Senegal, năm 2023, quốc gia Tây Phi này nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, kim ngạch hơn 500 triệu USD. Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác tốt hơn nữa thị trường có mức tiêu thụ gạo tính theođầu người cao nhất Tây Phi này, khoảng 117 kg/người/năm.
Theo Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN (ASMC), El Nino là hiện tượng khí hậu tự nhiên có tính chu kỳ có thể xảy ra trong khoảng từ hai đến bảy năm một lần. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự nóng lên của mặt nước biển ở Thái Bình Dương, làm thay đổi lượng mưa và gió bề mặt, từ đó làm thay đổi dòng hải lưu và nhiệt độ mặt nước biển. El Nino thường kéo dài trong khoảng một năm và mỗi lần El Nino xảy ra đều khác nhau. Sự kiện El Nino được tuyên bố khi nhiệt độ bề mặt nước biển ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương cao hơn mức trung bình dài hạn.Trong thời kỳ El Nino, áp suất không khí bề mặt cao hơn bình thường ở Đông Nam Á, tạo ra điều kiện khô hơn làm tăng nguy cơ cháy rừng trong khu vực. Với nhiệt độ ấm hơn thường theo sau các thời kỳ khô hạn hơn, hạn hán và sóng nhiệt có thể trở nên phổ biến, tùy thuộc vào cường độ của sự kiện El Nino. Mặc dù El Nino không phải là kết quả của biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu được cho là làm tăng tác động của El Nino.
Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) của Mỹ chính thức tuyên bố giai đoạn 2023-2024 sẽ là năm El Nino. Hiện tượng El Nino gần đây nhất diễn ra vào giai đoạn 2015-2016, với mức nhiệt cao kỷ lục, ảnh hưởng đến 60 triệu người trên toàn cầu. Đợt El Nino 2015-2016 thậm chí được gọi là Gozilla, tên của một quái vật viễn tưởng khổng lồ, bởi những tác động to lớn mà hiện tượng này gây ra.
3. Một số bài tập trắc nghiệm vận dụng có liên quan:
Câu 1: Trong quá trình phát triển công nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á hiện nay, một trong những hướng tiếp cận quan trọng là:
A. Tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nội địa.
B. Tăng cường hợp tác và liên doanh với các đối tác quốc tế.
C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn và sử dụng công nghệ hiện đại.
D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.
Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 2: Các loại cây trồng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á bao gồm:
A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.
Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 3: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây đang chuyển đổi theo hướng:
A. Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III.
B. Giảm tỷ trọng khu vực I và II, tăng tỷ trọng khu vực III.
C. Tăng tỷ trọng khu vực I, giảm tỷ trọng khu vực II và III.
D. Tỉ trọng của các khu vực không có biến động lớn.
Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 4: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phát triển nhanh và trở thành điểm mạnh của nhiều quốc gia Đông Nam Á là
A. Công nghiệp dệt may, da dày.
B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, và thiết bị điện tử.
D. Các ngành công nghiệp nhỏ phục vụ cho xuất khẩu.
Đáp án đúng là đáp án C.
Câu 5: Cây trồng như cà phê, cao su, và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do
A. Vùng khí hậu nóng ẩm và đất badan màu mỡ.
B. Truyền thống trồng cây công nghiệp lâu đời.
C. Stabil khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
D. Quỹ đất rộng lớn được dành cho việc phát triển các loại cây công nghiệp này.
Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 6: Diện tích trồng lúa nước ở các quốc gia Đông Nam Á giảm chủ yếu là do
A. Nhu cầu lúa gạo đã được đáp ứng đủ cho cộng đồng.
B. Năng suất lúa tăng nhanh chóng.
C. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm đi.
Đáp án đúng là đáp án C.
THAM KHẢO THÊM: