Hiện nay, hình thức kinh doanh vận tải đa phương thức đã và đang phát triển rất mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải. Tuy nhiên, trong quá trình vận tải sẽ gặp những rủi ro nhất định. Vậy trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được xác định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là vận tải đa phương thức?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP quy định vận tải đa phương thức được hiểu là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức:
Thứ nhất, trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển:
Đối với mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi những đối tượng đó thuộc phạm vi được thuê.
Ngoài ra, người kinh doanh vận tải đa phương thức cũng phải có trách nhiệm đối với những hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
Lưu ý phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức tương ứng nếu như người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển.
Thứ hai, có trách nhiệm giao trả hàng:
Nhằm mục đích đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải có trách nhiệm thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết.
Việc giao trả hàng khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ được thực hiện theo các cách thức như dưới đây:
- Các chứng từ ở hình thức “Xuất trình”: hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó.
- Các chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp.
- Các chứng từ dưới hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Trường hợp chứng từ đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì khi đó hàng hóa sẽ được giao trả theo quy định tại trường hợp phía trên.
- Các chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được: hàng hóa sẽ được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ nếu thuộc trường hợp chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ đó.
- Nếu hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ: hàng hóa sẽ được giao trả cho một người trên cơ sở chỉ định của người gửi hàng hoặc người nhận hàng.
- Các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng nếu sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức.
Thứ ba, có trách nhiệm đối với tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm:
- Trường hợp trong quá trình giao trả hàng dẫn đến tổn thất vì lý do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc vì lý do giao chậm thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải có trách nhiệm (ngoại trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra).
- Nếu như không chứng minh được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải có trách nhiệm trong việc thanh toán các chi phí giám định kể cả trường hợp người nhận hàng có yêu cầu giám định.
- Đối với những tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức thì người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không chịu trách nhiệm.
- Người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng nếu như hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài.
- Khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm.
3. Trường hợp nào được miễn trừ trách nhiệm đối với người kinh doanh vận tải đa phương thức:
Theo quy định tại Điều 22
- Những mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng.
- Nguyên nhân xuất phát do hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
- Việc đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
- Việc giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
- Do tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
- Do đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
- Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra bởi một trong những nguyên nhân sau:
+ Do sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc do người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu.
+ Do sự cố cháy (ngoại trừ sự kiện xảy ra do hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển).
4. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức giới hạn như thế nào?
- Đối với việc mất mát, hư hỏng hàng hóa: chịu trách nhiệm với mức tối đa 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn (ngoại trừ tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức).
- Nếu như một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị, tuy nhiên các kiện, các đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức: như này sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị.
- Công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị trong những trường hợp khác.
- Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng nếu như trong hợp đồng vận tải đa phương thức không gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa.
- Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức: nếu như người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó.
THAM KHẢO THÊM: