Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo. Để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết về Văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường?
A. Chiến tranh xâm lược.
B. Giao lưu kinh tế và truyền đạo.
C. Chiến tranh xâm lược và truyền đạo.
D. Giao lưu kinh tế và chiến tranh xâm lược.
Đáp án: Chọn B
Hướng dân lời giải: Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo.
2. Những ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á:
– Chữ viết, văn học
Tiếng Sankrit đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Không những thế, dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra…
– Tôn giáo
Ấn Độ được biết đến là cái nôi của một số tôn giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… Đây là ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài khu vực mạnh mẽ nhất.
Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.
– Nghệ thuật kiến trúc
Nhiều người thắc mắc không biết ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào? Nhưng bạn thấy đấy, ngoài tôn giáo, chữ viết, văn học thì nó còn len lỏi vào trong nghệ thuật kiến trúc. Thể hiện rõ qua các công trình có tính chất tôn giáo. Có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú, đa dạng và theo những hình mẫu nhất định. Ví dụ như:
– Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.
– Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).
– Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
– Ngoài ra còn có một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm …
Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau. Bao gồm cả thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất lễ hội.
Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp quốc gia trên thế giới. Và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.
2. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1. Nhiều tín ngưỡng dân gian của Đông Nam Á hầu hết có liên quan đến:
A. Hoạt động trồng cây lúa nước.
B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. Hoạt động thương mại biển.
D. Hoạt động kinh tế ở những thương cảng lớn.
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:
A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…
B. Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo, tạo nên đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.
C. Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Quốc gia duy nhất chịu có tín ngưỡng Thần – Vua là Chăm-pa.,
Câu 3. Chữ viết của người Chăm cổ có nguồn gốc từ loại văn tự:
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ tượng ý.
Câu 4. Công trình kiến trúc nào dưới đây không thuộc các quốc gia Đông Nam Á:
A. Tháp Chăm (Việt Nam).
B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
C. Chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ).
D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma).
Câu 5. Đền Bô-rô-bu-đua thuộc quốc gia nào ngày nay:
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Mi-an-ma.
Câu 6. Người Việt cổ tiếp thu hệ thống chữ viết của:
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Hy Lạp.
D. Ai Cập.
Câu 7. Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Hy Lạp.
D. Ai Cập.
Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về kiến trúc – điêu khắc của của Đông Nam Á:
A. Đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
B. Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.
C. Nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…
D. La-ra Giong-grang là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII.
Câu 9. Các quốc gia Đông Nam Á có sự giao lưu văn hóa từ rất sớm với những quốc gia:
A. Các quốc gia Tây Á.
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
C. Chỉ giao lưu trong khu vực.
D. Chỉ giao lưu với Ấn Độ.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là tin ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á:
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tục cầu thần mưa.
D. Tín ngưỡng Thần – Vua.
Câu 11. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á:
A. Ra-ma-y-a-na.
B. Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Sơ-cun-tơ-la.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 12. Ý nào dưới đây không phải nhận đúng về Đông Nam Á:
A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Phật giáo.
B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.
C. Văn học Ấn Độ rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
D. Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.
Câu 13. Công trình ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:
A. Tháp Chăm.
B. Phủ Tây Hồ.
C. Chùa Hương.
D. Tháp Bút.
Câu 14. Chữ Phạn không được cải biến thành chữ:
A. Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ La-tin.
D. Chữ Mã Lai cổ.
Câu 15. Loại hình kiến trúc không ảnh hưởng từ dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:
A. Tháp Chăm (Việt Nam).
B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
C. Kim tự tháp (Ai Cập).
D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),…
Câu 16. Công trình kiến trúc được coi là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII là:
A. Chùa Suê-đa-gon.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Đền Bô-rô-bu-đua.
D. Tháp Chăm.
Câu 17. Màu vàng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay có ý nghĩa:
A. Tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.
B. Thể hiện động lực và can đảm.
C. Nói lên sự thuần khiết.
D. Tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Câu 18. Các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có:
A. Tín ngưỡng Thần – Vua.
B. Tín ngưỡng thờ mẫu.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tục thờ cúng tổ tiên.
Câu 19. Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Mi-an-ma) đã sáng tạo ra:
A. Chữ Khơ-me cổ.
B. Chữ Môn cổ.
C. Chữ Mã Lai cổ.
D. Chữ Hán.
Câu 20. Người Mã Lai đã sáng tạo ra:
A. Chữ Mã Lai cổ.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Khơ-me cổ.
D. Chữ Môn cổ.
Câu 21. Kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc là:
A. Người Khơ-me.
B. Người Mã Lai.
C. Người Việt.
D. Người Môn.
Câu 22. Người Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là:
A. Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
B. Chuyến tàu tới Pakistan.
C. Sơ-kun-tơ-la.
D. Kinh Vê-đa.
Câu 23. Người Lào đã tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình là:
A. Ra-ma-kien.
B. Riêm Kê.
C. Ra-ma-y-a-na.
D. Phạ lắc – Phạ Lam.
Câu 24. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?
A. Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.
B. Phật giáo và Thiên chúa giáo.
C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 25. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á:
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Thiên chúa giáo.
D. Hồi giáo.
THAM KHẢO THÊM: