Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính. Để hiểu rõ thêm, mời các bạn tham khảo bài viết Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là?
Mục lục bài viết
1. Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là?
A. Gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp
B. Tiếp nhận yếu tố văn hóa tích cực của phương Tây
C. Lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông
D. Ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét
Đáp án: Chọn A
Hướng dẫn lời giải: Gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Với điều kiện sinh sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, những quốc gia Đông Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú dựa trên cơ sở chung của văn hoá nông nghiệp.
2. Các đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á:
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Hình thành và phát triển trong cùng một khu vực địa lý có nhiều nét tương đồng, có cuộc sống gắn bó mật thiết với nền nông nghiệp trồng lúa nước nên từ lâu, cư dân Đông Nam Á đã có chung một số loại hình tín ngưỡng truyền thống. Đó là các loại hình tín ngưỡng mang đặc trưng của những cư dân làm nông nghiệp trồng lúa vùng phương Nam, có nhiều khác biệt với các loại hình tín ngưỡng của những cư dân thuộc nền kinh tế du mục hoặc nông nghiệp khô trồng kê mạch ở Ấn Độ và phương Bắc. Bài viết trình bày một số loại hình tín ngưỡng truyền thống của cư dân Đông Nam Á nhằm góp thêm tư liệu về tính thống nhất trong đa dạng của bức tranh văn hóa truyền thống của các tộc người trong khu vực lịch sử- văn hóa này.
Qua hai ngàn năm, văn hoá Ấn, Hoa thấm sâu vào trong lối sống, tư tưởng của nhiều dân tộc, hun đúc nên tính cách riêng chung của các tộc người hiện cư trú ở Đông Nam Á. Do điều kiện môi trường biến đổi, thực tế quá trình lịch sử hình thành và bản chất vốn có của mỗi dân tộc khác nhau, nên sự tiểp biến văn hóa diễn ra cũng khác nhau; đi liền với quá trình phát triển đã chính là màu sắc tôn giáo tín ngưỡng. Chẳng hạn, với Việt Nam, Campuchia tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của Phật giáo đại thừa và tiểu thừa, nhưng diễn biến ở mỗi thời kỳ lịch sử có mức độ đậm nhạt khác nhau.
Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. Tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á thường là sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa hóa phương Đông, như tín ngưỡng Hồi giáo, Phật giáo, Đạo giáo và các Tôn giáo địa phương.
Cùng với các yếu tố văn hóa hóa bản địa như Tôn giáo dân gian, tín ngưỡng tổ tiên,… Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á thường phản ánh một sự sống động, gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, và là một phần không thể thiếu trong văn hóa.
Ngoài ra, nhờ sự giao lưu văn hóa với các nước như Ấn Độ, Trung Hoa mà tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á lại càng thể hiện rõ nét trong sự lai tạp. Một số công trình kiến trúc của văn minh Đông Nam Á khi du nhập được nhân dân nơi đây “biến” thành của mình nhờ sự tiếp thu có chọn lọc. Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính:
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên.
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Đáp án đúng là: B
Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á bắt đầu từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên cho đến thế kỉ VII. Đây là thời kì gắn với sự phát triển của các quốc gia đầu tiên như Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray-a,…
Câu 2. Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Đáp án đúng là: D
Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 3. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ Phật.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Đáp án đúng là: A
Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng. Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 4. Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Đáp án đúng là: B
Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê, Giô-hô vào các thế kỉ XV – XVII.
Câu 5. Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
A. Bồ Đào Nha.
B. Anh.
C. Tây Ban Nha.
D. Hà Lan.
Đáp án đúng là: C
Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người Tây Ban Nha. Cùng với quá trình các nước phương Tây mở rộng xâm lược Đông Nam Á, Công giáo tiếp tục được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Đáp án đúng là: D
Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, có sự du nhập của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,… Các tôn giáo này có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực. Nhìn chung, thời kì cổ – trung đại, các tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
Câu 7. Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
C. A-rập và Ấn Độ.
D. Hy Lạp và La Mã.
Đáp án đúng là: B
Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pa-li), và Trung Quốc (chữ Hán).
Câu 8. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ.
D. Chữ Nôm.
Đáp án đúng là: D
Chữ Nôm của người Việt được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc.
Câu 9. Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
Đáp án đúng là: A
Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm,…
Câu 10. Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
Đáp án đúng là: C
Riêm Kê là bản trường ca sáng tác bằng thơ ca dân gian nổi tiếng của Cam-pu-chia. Cốt truyện của tác phẩm chủ yếu vay mượn từ sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ
THAM KHẢO THÊM: