Tắm khuya là thói quen của rất nhiều người, có thể là do thói quen khó bỏ hoặc bận rộn công việc mà muộn mới có thời gian tắm. Tuy nhiên tắm khuya có rất nhiều hệ lụy khôn lường mà mọi người không lường trước được. Bài viết sau của Luật Dương Gia sẽ chỉ ra tác hại của tắm khuya và có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ
Mục lục bài viết
1. Tác hại của việc tắm khuya:
Tắm khuya là nguyên nhân khiến bạn bị mắc cảm cúm, cảm lạnh: Khi cơ thể đang nóng nực, lỗ chân lông đang mở để thoát nhiệt, tắm khuya dễ gây ra tình trạng cảm lạnh. Khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược thì tuyệt đối không nên tắm đêm vì sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu nên dễ gây ra các triệu chứng như ho, cảm cúm, sổ mũi, sốt cao…
Bên cạnh đó, tắm khuya còn gây tình trạng đau nhức cổ vai gáy: Về đêm, nhiệt độ không khí xuống thấp làm nhiệt độ nước giảm theo. Tắm vào lúc này, khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ dễ xảy ra hiện tượng co thắt mạch máu, làm cản trở quá trình máu lưu thông và dẫn đến những bệnh như đau vai gáy, đau đầu… về lâu dài sẽ trở thành bệnh kinh niên khó chữa.
Gây tình trạng đau đầu mãn tính: Việc tắm và gội đầu đêm khuya sẽ làm da đầu sẽ trở nên bị ẩm, có nguy cơ bị nhiễm lạnh, các mạch máu khó lưu thông làm bạn cảm thấy đau đầu vào sáng hôm sau gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần tình trạng này, có thể dẫn đến bệnh đau đầu mãn tính.
Dễ mắc các bệnh về khớp: Tắm khuya dẫn đến nguy cơ gặp phải những bệnh về khớp như thấp khớp, viêm xương khớp… khi mà bạn có thói quen này thường xuyên. Nguyên nhân gây ra là do sự phản ứng giữa nhiệt độ nước với cơ thể vào ban đêm. Vì vậy, bạn cần chú ý từ bỏ ngay thói quen tắm đêm để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng.
Nguy cơ đột quỵ: Tắm khuya dễ khiến các mạch máu não bị co lại một cách đột ngột, gây đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho tim). Đó cũng là lý do tại sao tắm đêm đột quỵ mà nhiều người hay nhắc nhau hiện nay. Bên cạnh đó, tắm khuya có thể gây lão hóa sớm: Khi tắm khuya, cơ thể sẽ không nhận được đủ oxy, gây rối loạn quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm.Vì thế bạn nên chú ý đi tắm sớm trước 19h để bảo vệ sức khỏe cũng như nhan sắc của mình tốt nhất.
2. Tắm khuya gây đột quỵ không:
Câu trả lời là có, tắm đêm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. 1 số lý do có thể kể đến như:
2.1. Người bệnh đã có bệnh lý nền trong cơ thể:
Người bệnh đã có sẵn các bệnh nền như thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… thì rất nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn máu khi tắm. Nếu thường xuyên tắm vào đêm khuya sẽ dễ bị đột quỵ hơn người bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh huyết áp, tim mạch cũng cần hạn chế tắm vào lúc sáng sớm vì đây cũng là lúc nhiệt độ môi trường xuống thấp trong khi huyết áp cơ thể lại tăng cao.
2.2. Tắm đêm đột quỵ do thói quen chưa phù hợp khi tắm:
Đi vệ sinh trước khi tắm cũng có thể gây ra tình trạng tăng áp lực lên ổ bụng, gây kích thích các dây thần kinh phế vị cũng như làm tăng áp lực động mạch. Chính những tác động này có thể khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể bị căng thẳng. Bên cạnh đó, thói quen dội nước lạnh bắt đầu từ đỉnh đầu khi tắm sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh và có thể gây ra áp lực làm vỡ động mạch, mao mạch ở phần đầu. Thế nên, khi tắm mọi người không nên bắt đầu đội nước từ đầu xuống, thay vào đó hãy làm ướt tay, chân để cơ thể làm quen với sự thay đổi nhiệt độ.
2.3. Đột quỵ tắm đêm do nhiệt độ:
Các nước có khí hậu ôn đới như tại Châu Âu, Hàn Quốc vào mùa đông thường có tỉ lệ người đột quỵ do tắm đêm cao hơn mùa hạ. Việc một người tắm (dù sử dụng nước ấm) ở thời tiết quá lạnh sẽ gây nên sự xáo trộn nhiệt độ khiến cơ thể tạo nên phản ứng mạnh và gây ra tình trạng đột quỵ.
Thời điểm mùa hè, mọi người cần hạn chế tắm bằng nước có nhiệt độ quá lạnh, dù việc này sẽ tạo cảm giác mát lạnh. Tắm nước lạnh khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ khiến cho động mạch trong cơ thể co lại, cản trở quá trình lưu thông máu đến tim và não bộ, gây tác động rất lớn đến động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ. Các bác sĩ y khoa khuyến cáo rằng nhiệt độ nước dùng để tắm an toàn nhất nằm ở khoảng từ 24 độ đến 29 độ C.
2.4. Tắm khi sau khi uống bia rượu:
Khi uống bia rượu, nồng độ cồn trong máu cao, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao và hệ thống mạch máu sẽ giãn nở. Tắm sau khi uống bia rượu sẽ khiến các mạch máu đang giãn nở có nguy cơ bị vỡ và gây ra đột quỵ. Cho nên, dù thời điểm tắm không phải vào ban đêm, nhưng khi cơ thể đang có nồng độ cồn cao thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
2.5. Nguy cơ đột quỵ do tắm đêm lâu:
Nhiều người có thói quen ngâm cơ thể trong bồn tắm rất lâu, tuy nhiên điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tắm đêm đột quỵ. Thời gian ngâm cơ thể trong nước quá lâu sẽ khiến cho da bị mất nước, thiếu nước làm hệ thống mạch máu co lại và nhịp tim không ổn định. Thế nên, mọi người cần hạn chế việc tắm hoặc ngâm bồn tắm quá lâu để tránh những ảnh hưởng xấu cho cơ thể trong đó có nguy cơ đột quỵ.
Các nguyên nhân khác gây nên đột quỵ vì tắm đêm
Nhiều trường hợp tắm muộn đột quỵ do khi tắm cơ thể đang ở trạng thái quá no hoặc quá đói. Khi dang ở trong trạng thái qua no, các cơ quan sẽ tiến hành hoạt động để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, còn khi đang ở trong trạng thái đói, lượng đường trong máu sẽ xuống thấp và cơ thể rất yếu ớt. Tắm vào 2 thời điểm này cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhiều nguyên nhân khác bao gồm bật điều hòa ở nhiệt độ thấp ngay sau khi tắm, tắm quá nhiều lần trong ngày, đi ngủ khi tóc chưa được sấy khô,… cũng có thể dẫn đến tắm đêm đột quỵ.
3. Lưu ý khi tắm để an toàn cho sức khỏe:
– Nên tắm buổi sáng vì rất tốt cho cơ thể, bạn nên tập thói quen dậy sớm tập thể dục và giúp cơ thể thư giãn sau khi tắm. Bên cạnh đó, nhiều người hay đổ mồ hôi qua một đêm khi đi ngủ. Tắm lúc sáng sớm sẽ giúp loại bỏ mọi chất độc trên cơ thể, hỗ trợ làm đẹp da.
– Tắm trước 7h tối là thời điểm lý tưởng nhất. Sau cả ngày làm mệt mỏi cơ thể của bạn sẽ sạch sẽ, tẩy đi những bụi bẩn, mồ hôi. Tuyệt đối không tắm sau 23h. Từ 19h trở đi, bạn nên tắm gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ.
– Khi tắm tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột, dễ gây nguy cơ bị bệnh và đột quỵ. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe, khi trời lạnh, bạn nên làm quen với nhiệt độ bằng cách đưa nước từ chân dần lên hai tay và sau đó mới tới người. Sau khi tắm xong, cần nghỉ ngơi hoặc làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh xong, người say bia rượu, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm sau 22h.
– Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm bởi gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, ảnh hưởng đến tim, dễ cảm lạnh… Không tắm với nước quá nóng sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Nhiệt độ tắm thích hợp nhất là từ 24-29 độ.
Bên cạnh đó, mọi người cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, từ đó giúp phòng chống đột quỵ
– Cần hạn chế nạp quá nhiều muối, tránh xa thực phẩm có hàm lượng muối cao, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn (thịt hộp, cá hộp,…). Để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh chỉ nên nạp dưới 2300mg muối/ngày đối với người bình thường, 1500mg muối/ngày đối với người tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường (từ 51 tuổi trở lên).
– Cần bổ sung trái cây, rau củ quả chứa nhiều kali có lợi cho cơ thể vào chế độ ăn hàng ngày. Các thức ăn giàu kali như: chuối, các loại đậu, khoai tây, khoai lang,…
– Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega 3 từ cá ngừ, cá hồi, cá thu, các loại hạt,… Buổi tối cần ăn nhẹ, không ăn quá nhiều, quá no, không ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu, không nên uống nhiều rượu bia vào ban đêm
Thói quen tắm khuya không chỉ gây ra nguy cơ đột quỵ mà còn khiến cho cơ thể dần trở nên yếu ớt, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…Mọi người cần bỏ hoặc hạn chế thói quen này, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên tắm sau 22 giờ vì lý do nào đó, thì hãy cẩn thận tắm với nước ấm, tắm nhanh…