Trên các phim truyền hình Hàn Quốc chúng ta hay được nghe nhắc đến rất nhiều cụm từ tài phiệt, thường chỉ một nhóm người giàu có và có quyền lực trong xã hội. Vậy tài phiệt thực chất là gì? Công ty tài phiệt và chế độ tư bản tài phiệt được hiểu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tài phiệt là gì? Đặc trưng của tài phiệt:
Tài phiệt là những tư bản tài chính có thế lực và tiềm lực kinh tế lớn mạnh, nắm quyền chi phối kinh tế – chính trị ở các nước tư bản. Chaebol, hay Tài phiệt ( tiếng Hàn: 재벌; phát âm tiếng Hàn Chê-bôl) là cách viết của những đại tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc. Thông thường, tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia với tập hợp thành viên gồm rất đông doanh nhân và nằm dưới sự kiểm soát của một ông chủ duy nhất có quyền điều hành trên toàn bộ hệ thống cơ sở này. Thuật ngữ trên lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1984. Hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng hơn chục nhóm tài phiệt lớn nằm dưới quyền kiểm soát của các gia tộc kinh doanh cổ xưa. Năm 2015, những gia tộc tài phiệt được ước tính là đã chi phối tới 80% nền kinh tế Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc, tài phiệt – ‘ Chaebol ’ (재벌) được dùng để chỉ những công ty tài phiệt, mà cụ thể hơn là các đại tập đoàn gia đình lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia, với rất nhiều công ty con đặt dưới sự kiểm soát của một ông chủ có toàn quyền điều hành trên hầu hết các lĩnh vực này.
Hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng vài chục nhóm tài phiệt nhỏ đang hoạt động dưới sự kiểm soát của các tập đoàn lớn.
Các đại diện Chaebol là Samsung, Hyundai, SK, LG và Lotte. Tuy nhiên, bên cạnh các gia đình chaebol siêu lớn mà chỉ cần nghe tên là ai cũng có thể nhận biết, vẫn có những tập đoàn mang đặc trưng của một chaebol nhưng ở quy mô thấp hơn.
Sự khác biệt giữa Chaebol và Buja (부자) ở chỗ Buja (người giàu) chỉ đơn thuần là người có nhiều tiền hay người nắm nhiều của cải. Còn Chaebol (tài phiệt) đề cập đến một hệ thống trong đó một nhóm các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được điều hành bởi một người hoặc một gia đình.
Tỷ lệ quyền lực xã hội của giới tài phiệt đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những vấn đề chính trị tại Hàn Quốc. VD: Đến năm 1988, chủ tịch của tập đoàn Hyundai lúc bấy giờ (ông Jeong Mong-jun) đã trúng cử một ghế trong Quốc hội Hàn Quốc. Một vài lãnh đạo tài phiệt khác cũng trúng cử vào quốc hội. Bên cạnh đó, cộng đồng chaebol cũng là một trong những thành phần tích cực nhất tham gia quá trình hàn gắn mối quan hệ của hai miền Nam Bắc Triều Tiên từ năm 2000 đến nay.
2. Lịch sử hình thành các nhà tài phiệt của Hàn Quốc:
Sự thành lập của Chaebol bắt đầu ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau khi Phát xít Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh và quân đội Nhật rút hẳn khỏi bán đảo Triều Tiên vào năm 1945, nhiều doanh nhân Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội giành được quyền sở hữu những bất động sản do các công ty Nhật Bản bỏ lại, một trong số họ sau đó đã phát triển thành các Chaebol.
Sau Chaebol được thành lập bao gồm các công ty có mối quan hệ liên kết về mặt văn hoá, chiến lược kinh doanh và sự điều hành thống nhất trong hoạt động như Daewoo hay LG. Nét đặc trưng của các Chaebol là hầu hết những công ty này đều được một hoặc số ít các đại gia tộc thành lập và nắm giữ cổ phần lớn.
Sau cuộc bình chiến quân sự năm 1961, Tổng thống, nhà độc tài Park Chung-Hee đã quyết định cải thiện tình trạng nghèo đói, lạc hậu của Hàn Quốc thành một cuộc công nghiệp hoá nhanh bằng cách khuyến khích và giúp đỡ những công ty lớn có sẵn trong các Chaebol. Chính phủ đưa ra kết hoạch phát triển kinh tế và những Chaebol thực hiện theo kế hoạch này. Để các Chaebol yên tâm thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ chủ động cho các Chaebol vay với lãi suất cực thấp qua hệ thống ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng này cũng được lệnh cấp bảo lãnh nợ nước ngoài cho các Chaebol để họ có điều kiện vừa tự do tiếp cận nguồn tín dụng trong nước, lại “vô tư” đi vay nợ nước ngoài. Tổng thống Park cũng giảm thuế đánh vào tài sản của các Chaebol, chủ yếu là các công ty xây dựng, khi Chính phủ tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm đường và cầu ở Hàn Quốc.
Chính nhờ những chính sách ưu đãi trên, nhiều Chaebol nhanh chóng phát triển trở thành các công ty hàng đầu thế giới. Cuối thập niên 1980, nhiều Chaebol đã chế ngự lĩnh vực kinh tế và trở nên hùng mạnh trong sản xuất, thương mại và các nganh công nghiệp nặng. Các Chaebol được đánh giá là đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc tránh khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch và trở thành nước có thặng dư thương mại ít nhất kể từ năm 1986. Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, Hàn Quốc lột xác hoàn toàn từ một đất nước nghèo nàn do chiến tranh tàn phá trở thành một trong số ít các nền công nghiệp mới lớn nhất trên thế giới.
Chỉ tính riêng năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 Chaebol Daewoo, Hyundai, LG và SK đã đạt con số 111,7 tỷ USD, cũng chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, tương đương 1/3 tổng giá trị tư bản của thế giới. Trong Samsung chiếm khoảng 20% xuất khẩu của nước này.
Cuối thời kỳ đầu của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khoảng 80% GDP của Hàn Quốc có nguồn gốc từ khu vực Chael.
Một thống kê năm 2015 chỉ ra rằng chỉ tính riêng 5 Chaebol đứng đầu đã chiếm khoảng 58% GDP của Hàn Quốc. Số lượng các chi nhánh thuộc quyền sở hữu của 30 Chaebol hàng đầu cũng đã tăng từ 1246 đến năm 2012. Trong sự sở hữu chéo giữa các công ty mẹ và các công ty con của họ, những gia tộc tài phiệt này tiếp tục là cổ đông chiến lược lớn của Chaebol.
3. Công ty tài phiệt là gì?
Nếu tài phiệt là những nhà tư bản tài chính mang tính cá nhân thì công ty tài phiệt là các tập đoàn có quy mô, tầm ảnh hưởng và quyền lực lớn trên thị trường cạnh tranh trong nước và quốc tế nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ duy nhất nắm quyền hành trên tất cả những cơ sở phụ thuộc.
Những siêu tập đoàn tư nhân lớn và các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nhà nước nằm dưới sự kiểm soát của một ông chủ có quyền hành trên toàn bộ các công ty này.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, chính phủ áp dụng chính sách cải tổ Chaebol. Cũng đồng thời nới lỏng quy định quản lý tài chính và cắt giảm những giới hạn về tổng đầu tư, … Sức hút và tầm ảnh hưởng của các Chaebol trong nền kinh tế Hàn Quốc nói chung đã mở rộng hơn so với trước cuộc khủng hoảng. Kết quả là hệ thống Chaebol đi theo hướng mạnh mẽ hơn thay vì suy yếu.
Sự lớn mạnh của Tập đoàn Samsung cũng đáng lưu ý trong cuộc khủng hoảng. Năm 1997, tỷ lệ doanh thu trong 5 Chaebol lớn nhất của Samsung chiếm 26% và cũng tương đương 10% tổng GDP cả nước..
Hiện nay, 5 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc theo xếp hạng là Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte, đồng thời đây cũng là 5 tập đoàn đang chiếm khoảng 50% giá trị thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Theo số liệu của CEO Score năm 2017, tổng doanh thu của 10 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc lên đến 677,8 nghìn tỷ USD, tương đương 44,2% tổng GDP cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ tương tự ở Nhật Bản năm 2017 là 24,6% ở Hoa Kỳ là 11,8%.
Chỉ riêng hai tập đoàn Samsung Electronics Co. và Hyundai Motor Co. cùng năm đó đã chiếm hơn 1/5 nền kinh tế.
Tất cả mọi dự án từ xây dựng, điện ảnh, âm nhạc, thời trang. .. đều sẽ có liên quan đến những công ty con của tập đoàn Chaebol. Thậm chí, tất cả những đồ dùng hàng ngày hay các dịch vụ mà người dân Hàn Quốc sử dụng cũng sẽ có thứ liên quan đến Chaebol.
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng bóc tách các tập đoàn tài phiệt ra tuy nhiên vì những Chaebol có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế cho nên chưa thể nhanh chóng kết thúc sự dây dưa này. Công khai như Samsung, từ nhà sáng lập Lee Buyng Chul cho đến giờ đã chia ra làm 5 Chaebol nhỏ hơn phân chia cho tất cả thành viên trong gia đình. Đó là chưa kể còn vô vàn các công ty con khác không được đề cập tới.
4. Tư bản tài phiệt là gì?
Tài phiệt hoặc Tư bản tài phiệt là tư bản tài chính có thế lực, chiếm quyền kiểm soát kinh tế và chính trị ở những quốc gia tư bản.
Ngoài ra, cụm từ tài phiệt cũng có thể là:
– Zaibatsu, nghĩa là tài phiệt trong tiếng Nhật, ý chỉ những tập đoàn kinh doanh tài chính và thương mại ở Đế quốc Nhật Bản trước năm 1945.
– Chaebol, hay tài phiệt trong tiếng Hàn là ý chỉ những các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hàn Quốc hiện nay.
5. Chế độ tài phiệt là gì?
Chế độ tài phiệt là một ᴄhính phủ ᴄhịu ѕự kiểm ѕoát hoàn toàn theo ᴄáᴄh được thực hiện hoặc gián tiếp bởi chính người giàu ᴄó. Chế độ tài phiệt là các phép mà người giàu không nắm quуền gì trị, một ᴄáᴄh ᴄông khai nhập theo cách hoàn thị sẽ dẫn đến việc áp dụng ᴄáᴄ ᴄhính ѕáᴄh hoá và đặt biệt có lợi cho người giàu.
Chế độ tài phiệt trong tiếng Anh là Plutoᴄraᴄу. Từ “plutoᴄraᴄу” có nguồn xuất phát từ tiếng Hу Lạp “ploutoѕ” – giàu ᴄó và ᴠà “kratoѕ” – quуền lựᴄ, á quуền.