Hoàng Su Phì là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Huyện được thành lập với 2 tổng Xín Mần và Tụ Nhân. Để biết thêm thông tin về huyện Hoàng Su Phì, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây: Bản đồ và các xã phường thuộc Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang):
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Ngày 1 tháng 1 năm 2020, xã Bản Péo được sáp nhập vào xã Nậm Dịch. Huyện Hoàng Su Phì có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.
2. Hoàng Su Phì (Hà Giang) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Hoàng Su Phì có 1 thị trấn và 23 xã xã trực thuộc.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Hoàng Su Phì |
1 | Xã Bản Luốc |
2 | Xã Bản Máy |
3 | Xã Bản Nhùng |
4 | Xã Bản Péo |
5 | Xã Chiến Phố |
6 | Xã Đản Ván |
7 | Xã Hồ Thầu |
8 | Xã Nậm Dịch |
9 | Xã Nam Sơn |
10 | Xã Ngàm Đăng Vài |
11 | Xã Pố Lồ |
12 | Xã Pờ Ly Ngài |
13 | Xã Sán Xả Hồ |
14 | Xã Tả Sử Chóong |
15 | Xã Tân Tiến |
16 | Xã Thàng Tín |
17 | Xã Thèn Chu Phìn |
18 | Xã Thông Nguyên |
19 | Xã Tiên Nguyên |
20 | Xã Tụ Nhân |
21 | Xã Tùng Sán |
22 | Xã Vinh Quang |
23 | Xã Xuân Min |
24 | Thị trấn Vinh Quang (huyện lỵ) |
3. Tổng quan về Hoàng Su Phì (Hà Giang):
Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc, cách thành phố Hà Giang 100km về phía Tây. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Xín Mần, phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Đông Nam và Nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình tỉnh Hà Giang. Huyện Hoàng Su Phì nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 177 nối liền với huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai – đây cũng là cung đường huyết mạch nối liền giữa hai trung tâm du lịch trọng điểm khu vực phía bắc là Sa Pa của tỉnh Lào Cai và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Toàn bộ địa hình của huyện Hoàng Su Phì nằm trên sườn phía Tây Nam của khối núi Tây Côn Lĩnh có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều con suối thượng nguồn Sông Chảy và Sông Bạc, độ cao trung bình từ 1.000m đến trên 2.000m, cá biệt có 2 đỉnh núi là Tây Côn Lĩnh thuộc khu vực xã Túng Sán có độ cao 2.423m và đỉnh Chiêu Lầu Thi xã Hồ Thầu có độ cao 2.402m, ngoài ra còn một số đỉnh núi có độ cao trên 2.000m thuộc địa bàn các xã Nậm Ty, Đản Ván, Tả Sử Choóng. Hầu hết các dãy núi của huyện Hoàng Su Phì đều là núi đất với lớp thổ nhưỡng của huyện Hoàng Su Phì được hình thành trên nền 2 nhóm đá mac ma axit và đá biến chất. Đồng thời, do khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (Khoảng 3.000 mm) nên diễn ra sự phong hóa mạnh, trải qua một quá tŕnh dài đã tạo thành lớp thổ nhưỡng tương đối đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu đen hoặc vàng đỏ và đất pha cát rất phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển đa dạng các loài thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới, khí hậu mát mẻ, các xã vùng cao thường có mưa tuyết vào mùa đông.
4. Lịch sử hình thành Hoàng Su Phì (Hà Giang):
Xa xưa, vùng đất huyện Hoàng Su Phì là một bộ phận của huyện Bình Nguyên, tỉnh Tuyên Quang. Đến cuối đời Lê, huyện Bình Nguyên được đổi là châu Vị Xuyên thuộc phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1831, châu Vị Xuyên tách thành huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An) và huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì).
Đến năm 1833, triều đình Nhà Nguyễn cắt phần đất nằm ở hữu ngạn Sông Lô, thành lập huyện mới lấy tên là Vĩnh Tuy (sau đổi là Bắc Quang). Phần đất còn lại gọi là huyện Vị Xuyên với 5 tổng, 31 xã, thôn trong đó có tổng Hoàng Su Phì.
Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương yên và huyện Vĩnh Tuy, thuộc đạo quan binh thứ ba. Từ đó huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh mới Hà Giang. Về sau huyện này lại chia thành hai huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì.
Dưới thời Pháp thuộc, Hoàng Su Phì (Hoàng Thụ Bì) gồm các tổng xã:
- Tổng Tụ Nhân: Gồm các xã Bản Luốc, Ho Tao, Trung Thịnh và Tụ Nhân
- Tổng Xín Mần (Thanh Môn): Gồm các xã Hữu Yên và Man Máy.
Ngày 30 tháng 4 năm 1962, dưới chính thể mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một số xã của Hoàng Su Phì được chia thành nhiều xã nhỏ, trong đó:
- Chia xã Tụ Nhân thành 5 xã: Bản Phùng, Bản Máy, Bản Pắng, Nàn Sỉn và Thàng Tín
- Chia xã Chí Cà thành 2 xã: Chí Cà và Pà Vầy Sủ.
Ngày 13 tháng 12 năm 1962, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 328-NV về việc đổi tên xã Thèn Chu Thùng thành xã Thèn Chu Phìn.
Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 211/1962/QĐ-CP về việc:
- Chia các xã Trung Thịnh thành 6 xã: Trung Thịnh, Ngán Chiên, Thu Tà, Việt Thái, Nàng Đôn và Pờ Ly Ngài
- Chia xã Chế Là thành 4 xã: Cốc Rế, Tả Nhìu, Chế Là và Nấm Dẩn
- Chia xã Cốc Pài thành 3 xã: Cốc Pài (nay là thị trấn Cốc Pài), Nàn Ma và Bản Ngò.
Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP về việc chia tách huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó huyện Hoàng Su Phì gồm 21 xã.
Sau năm 1975, huyện Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Tuyên, gồm 21 xã: Bản Luốc, Bản Nhùng, Bản Péo, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nam Sơn, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Trung Thịnh, Tụ Nhân, Tùng Sán và Vinh Quang.
Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP về việc:
- Sáp nhập một phần xã Thàng Tín và xã Thèn Chu Phìn vào xã Pố Lồ
- Sáp nhập một phần xã Pố Lồ vào xã Vinh Quang.
Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT về việc:
- Điều chỉnh xã Bản Máy của huyện Xín Mần vào huyện Hoàng Su Phì
- Điều chỉnh 2 xã: Trung Thịnh và Nàng Đôn vào huyện Xín Mần
- Điều chỉnh 3 xã: Thông Nguyên, Tiên Nguyên và Xuân Minh của huyện Bắc Quang về huyện Hoàng Su Phì quản lý.
Huyện Hoàng Su Phì có 23 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nam Sơn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóong, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Tụ Nhân, Tùng Sán, Vinh Quang và Xuân Minh.
Năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 14-HĐBT về việc thành lập xã Nậm Khòa tách từ xã Thông Nguyên.
Tháng 7 năm 1991, thành lập xã Nậm Ty tách từ xã Thông Nguyên, sáp nhập xã Bản Phùng của huyện Xín Mần vào Hoàng Su Phì. Ngày 1 tháng 10 năm 1991, tỉnh Hà Giang được tái lập, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Giang.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, huyện tiếp nhận lại xã Nàng Đôn từ huyện Xín Mần.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành thị trấn Vinh Quang, thị trấn huyện lỵ huyện Hoàng Su Phì trên cơ sở xã Vinh Quang.
Cuối năm 2002, huyện Hoàng Su Phì có thị trấn Vinh Quang và 26 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nậm Khòa, Nam Sơn, Nậm Ty, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Tụ Nhân, Tùng Sán, Xuân Minh.
Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh toàn bộ các xã Tiên Nguyên và Xuân Minh để thành lập huyện Quang Bình.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì còn lại 62.942 ha diện tích tự nhiên và 53.447 nhân khẩu, có 25 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 24 xã: Đản Ván, Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Hồ Thầu, Nàng Đôn, Nam Sơn, Nậm Dịch, Nậm Khoà, Nạm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Sả Hồ, Tân Tiến, Tả Sử Choóng, Thông Nguyên, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Tụ Nhân, Túng Sán và thị trấn Vinh Quang.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, xã Bản Péo được sáp nhập vào xã Nậm Dịch.
Huyện Hoàng Su Phì có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.
5. Các điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi ghé Hoàng Su Phì (Hà Giang):
THAM KHẢO THÊM: