Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực cho vay vốn ở địa bàn các xã. Do vậy hoạt động chủ yếu của Quỹ là cho nhân dân vay vốn. Vậy thủ tục chấp thuận thay đổi tên của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục chấp thuận thay đổi tên của quỹ tín dụng nhân dân:
- 2 2. Quỹ tín dụng nhân dân muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động thì có cần sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
- 3 3. Hồ sơ, trình tự đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như thế nào?
- 4 4. Quỹ tín dụng nhân dân có thể được phép thực hiện những hoạt động ngân hàng nào?
1. Thủ tục chấp thuận thay đổi tên của quỹ tín dụng nhân dân:
Căn cứ theo quy định tiểu mục 2 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-NHNN năm 2023 quy định thủ tục thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố như sau:
– Thủ tục chấp thuận thay đổi tên của Quỹ tín dụng nhân dân
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Quỹ tín dụng nhân dân sẽ tiến hành lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính;
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu Quỹ tín dụng nhân dân bổ sung hồ sơ;
+ Bước 3: Trong thời hạn được xác định là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố sẽ ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của Quỹ tín dụng nhân dân; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì việc chấp thuận thay đổi tên của Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thực hiện theo trình tự 03 bước như sau:
Bước 1: Quỹ tín dụng nhân dân sẽ tiến hành lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính;
Bước 2: Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố sẽ có văn bản yêu cầu Quỹ tín dụng nhân dân bổ sung hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn được xác định là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của Quỹ tín dụng nhân dân; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Quỹ tín dụng nhân dân muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động thì có cần sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về thẩm quyền và văn bản chấp thuận những thay đổi của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được quyền ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính chấp thuận hoặc không chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
– Việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng sẽ là hợp tác xã được thực hiện dưới hình thức:
+ Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép để tiến hành thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
+ Văn bản chấp thuận đối với các trường hợp được quy định tại các điểm b (đối với trường hợp giảm mức vốn Điều lệ), d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
Theo đó, thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sẽ là một trong những thay đổi của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-NHNN nên việc thay đổi này sẽ cần sự chấp thuận của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
3. Hồ sơ, trình tự đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như thế nào?
Hồ sơ, trình tự đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-NHNN như sau:
* Hồ sơ đề bao nghị gồm:
– Văn bản đề nghị việc chấp thuận thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó tối thiểu trong đó bao gồm các nội dung sau:
+ Nội dung và phạm vi hoạt động đề nghị chấp thuận;
+ Lý do và sự cần thiết trong việc thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động;
– Quyết định của Đại hội thành viên thông qua việc thực hiện thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động;
– Phương án để triển khai nội dung, phạm vi hoạt động, tối thiểu trong đó bao gồm các nội dung: mô tả nội dung, phân tích hiệu quả quy trình thực hiện và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, kế hoạch triển khai thực hiện;
– Dự thảo quy định nội bộ về quy trình triển khai nghiệp vụ đảm bảo quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh.
* Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
– Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ;
– Trong thời hạn được xác định 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Quỹ tín dụng nhân dân có thể được phép thực hiện những hoạt động ngân hàng nào?
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 118 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
– Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
+ Nhận tiền gửi của thành viên;
+ Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
+ Cho vay đối với khách hàng là thành viên;
+ Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
– Các hoạt động khác, bao gồm:
+ Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;
+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;
+ Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;
+ Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
+ Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Làm đại lý về kinh doanh bảo hiểm;
+ Cung ứng dịch vụ về tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017
– Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
– Quyết định 174/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: