Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản dưới luật » Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005

Văn bản dưới luật

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005

  • 18/01/202018/01/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    18/01/2020
    Văn bản dưới luật
    0

    Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

    Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

    để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

    THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

    Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

    Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

    Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 4280 TC/TCNH ngày 12 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài chính;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Xem thêm: Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng tại các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành:

    1- Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    2- Công văn số 354/CV-CNH ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại và trích lập dự phòng khi chuyển nợ quá hạn theo Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

    Lê Đức Thúy

     

    QUY ĐỊNH

    VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
    (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

    Xem thêm: Thắc mắc về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân

    Chương 1:

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1.

    1- Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.

    Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

    2- Việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

    Điều 2.

    Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    Xem thêm: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ chức tín dụng

    1-“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

    2- “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

    “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

    “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm .

    3- “Sử dụng dự phòng” là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

    4- “Nợ” bao gồm:

    a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

    b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;

    Xem thêm: Việc phân loại nợ xấu và cam kết ngoại bảng theo nhóm

    c) Các khoản bao thanh toán;

    d) Các hình thức tín dụng khác.

    5- “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

    6- “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

    7- “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

    8- “Khách hàng” là các tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.

    quyet-dinh-493-2005-qd-nhnn

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568    

    Xem thêm: Hộ gia đình có được quyền thành lập quỹ tín dụng nhân dân?

    Điều 3.

    1- ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.

    Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

    2- Đối với các khoản nợ xấu (NPL), tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

    3- Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.

    4- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, tổ chức tín dụng phải phân loại vào nhóm 1 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

    Chương 2:
    QUY ĐỊNH CỤ THỂ
    MỤC 1. PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CỤ THỂ

    Điều 4.
    1- Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:
    – Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
    – Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
    – Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;
    – Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.
    2- Quy định tại khoản 1 Điều này không bắt buộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
    Điều 5. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.
    Điều 6.
    1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
    a). Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
    – Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
    – Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
    b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
    – Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
    – Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
    c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
    – Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
    – Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
    d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
    – Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
    – Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
    đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
    – Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
    – Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
    – Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
    – Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    Xem thêm: Lập hợp đồng vay nợ hợp pháp và tránh rủi ro trong trường hợp cho bạn vay tiền không lãi suất

    Xem thêm: Thủ tục đăng ký khoản vay trung, dài hạn nước ngoài

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Văn bản dưới luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.427 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Quỹ tín dụng nhân dân

    Tổ chức tín dụng nhân dân

    Vay tín dụng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công văn số 2795/VPCP-QHQT về việc gia hạn 02 hợp đồng vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2795/VPCP-QHQT về việc gia hạn 02 hợp đồng vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 3357/NHNN-TTGSNH hướng dẫn việc chuyển điểm giao dịch thành phòng giao dịch Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3357/NHNN-TTGSNH hướng dẫn việc chuyển điểm giao dịch thành phòng giao dịch Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

    Công văn số 658TCT/PCCS về việc chi phí thù lao Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân do Tổng cục thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 658TCT/PCCS về việc chi phí thù lao Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân do Tổng cục thuế ban hành

    Công văn 4899/VPCP-QHQT về danh mục các dự án vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4899/VPCP-QHQT về danh mục các dự án vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 13092/NHNN-KTTC đính chính Công văn 12409/NHNN-KTTC hướng dẫn nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định dưới hình thức trao đổi của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 13092/NHNN-KTTC đính chính Công văn 12409/NHNN-KTTC hướng dẫn nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định dưới hình thức trao đổi của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Công văn 1516/NHNN-THNH năm 2008 Quy định mã chỉ tiêu và cấu trúc file báo cáo tài chính điện tử của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1516/NHNN-THNH năm 2008 Quy định mã chỉ tiêu và cấu trúc file báo cáo tài chính điện tử của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

    Công văn số 1398/VPCP-QHQT về việc các Hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1398/VPCP-QHQT về việc các Hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2007 do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 3885/BTC-TCNH về việc một số vướng mắc của Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở khi thực hiện Thông tư 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính do Bộ Tài chính ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3885/BTC-TCNH về việc một số vướng mắc của Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở khi thực hiện Thông tư 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 của Bộ Tài chính do Bộ Tài chính ban hành

    Công văn 7375/BGDĐT-CTHSSV về Giấy xác nhận và giấy cam kết trả nợ vay tín dụng đối với học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 7375/BGDĐT-CTHSSV về Giấy xác nhận và giấy cam kết trả nợ vay tín dụng đối với học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

    Công văn 397/NHNN-TCKT hướng dẫn tính và hạch toán lãi dự thu, dự chi của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 397/NHNN-TCKT hướng dẫn tính và hạch toán lãi dự thu, dự chi của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng?

    Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là gì? Cách tính doanh thu bán hàng? Cách tăng doanh thu bán hàng?

    Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức

    Tìm hiểu về nhận thức? Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Phản ánh trong tâm lý học là gì? Các hình thức của phản ánh?

    Phản ánh theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin? Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Các loại phản ánh trong tâm lý? Các hình thức của hiện tượng phản ánh trong tâm lý?

    Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Phòng đào tạo là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo?

    Phòng đào tạo là gì? Phòng đào tạo tiếng Anh là gì? Chức năng của phòng đào tạo? Nhiệm vụ của phòng đào tạo trong doanh nghiệp?

    Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội mới nhất

    Nội dung bài tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 1? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 2?

    Đô thị là gì? Đặc điểm, chức năng và cách phân loại đô thị?

    Đô thị là gì? Đô thị trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm cơ bản của đô thị? Chức năng cơ bản của đô thị? Phân loại đô thị?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá