Chế độ thai sản là quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng lhi tham gia quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ này được đảm bảo từ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con. Vậy, Chế độ thai sản đối với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Chế độ thai sản đối với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn:
Giáo viên khi công tác tại vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chế độ về phụ cấp khác nhau và không có sự khác biệt trong việc hưởng chế độ thai sản. Theo pháp luật bảo hiểm xã hội thì giáo viên vẫn được hưởng các chế độ như thời gian hưởng chế độ, mức hưởng chế độ theo luật định, cụ thể:
1.1. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
– Đối với lao động nữ là giáo viên vùng đặc biệt khó khăn:
Hiện nay, theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH năm 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau:
+ Lao động nữ được hưởng chế độ khi khám thai với thời gian: khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Trong quá trình mang thay mà xảy ra vấn đề sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì thời gian nghỉ việc tối đa:
Nếu thai dưới 05 tuần tuổi thì lao động nữ được nghỉ từ 10 ngày nếu thai;
Thời gian nghỉ sẽ lên tới 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;
Trong trường hợp thai từ 13 – 25 tuần tuổi thì sẽ nghỉ 40 ngày để phục hồi sức khỏe;
Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên bị ảnh hưởng với trường hợp nêu trên thì được nghỉ 50 ngày
Lưu ý: Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
+ Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Đối với lao động nam:
Không chỉ với người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản mà theo quy định hiện hành thì người lao động nam cũng được hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản; Và được hưởng chế độ khi vợ sinh con được quy định cụ thể tại Điều 25 và Điều 37 Luật BHXH năm 2014.
1.2. Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất:
– Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền trợ cấp 1 lần như sau:
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Tính từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở được áp dụng toàn quốc là là 1,8 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng. Mức lương này sẽ còn biến động trong thời gian sắp tới bởi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 thống nhất sẽ thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp đã được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
+ Đối với trường hợp mà chỉ có cha tham gia BHXH: thì điều kiện đầu tiên cần nhắc đến là người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;
+ Nếu nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì mới được hưởng chế độ;
+ Trường hợp người mẹ tham BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con:
Cách tính tiền trợ cấp này được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ | x | 6 tháng |
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
2. Giáo viên làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn có được tính chế độ thai sản vào thời gian hưởng phụ cấp thu hút không?
Phụ cấp thu hút là phụ cấp được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong quân đội, công an, cơ yếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Chế định này hiện đang được quy định tại Điều 4
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, bao gồm giáo viên đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) đồng thời cũng sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng);
Theo khoản 3 Điều 13
– Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút nếu có thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên sẽ không được hưởng loại phụ cấp này;
– Đồng thời, cũng phải kể đến trường hợp cá nhân có thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Nếu thời gian mà cá nhân này đang hưởng phụ cấp thu hút mà nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì sẽ không được chi trả mức phụ cấp này;
– Cuối cùng nếu thuộc thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam cũng sẽ không được chi trả phụ cấp;
Với quy định nêu trên thì giáp viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn nghỉ thai sản theo chế độ của bảo hiểm xã hội thì thời gian trên sẽ không tính vào khoảng thời gian bạn được hưởng chế độ phụ cấp thu hút. Nên giáo viên nữ không được nhận phụ cấp thu hút.
3. Giáo viên vùng đặc biệt khó khăn nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khác không?
Có thể thấy, tính từ ngày 08/10/2019 thì Chính phủ ban hành
– Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 76 quy định công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là 70% mức lương hiện hưởng. Tuy nhiên, Tại điểm c, Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 76 quy định thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội theo quy định là thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại Nghị định này. Nên không phủ nhận việc người giáo viên sẽ không được nhận 70% phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định của Nghị định này.
– Bên cạnh đó, để đảm bảo được quyền lợi của cá nhân công tác ở nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì theo Điều 2 của
Cần lưu ý: Tại Điểm b Khoản 2 Phần I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định giáo viên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành.
Như vậy, Mặc dù giáo viên nữ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn không được tính hưởng 70% phụ cấp ưu đãi nghề theo
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
–
THAM KHẢO THÊM: