Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

thoi-gian-huong-che-do-thai-san-cho-lao-dong-nu-moi-nhat

Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất
  • 16/11/202016/11/2020
  • bởi Luật gia Trần Bình Dương
  • Luật gia Trần Bình Dương
    16/11/2020
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất năm 2021. Quy định mới nhất về thời gian hưởng chế độ thai sản, cách tính thời gian hưởng thai sản cho lao động nữ mới năm 2021.

    Mục lục

    • 1 1. Thời gian nhận tiền chế độ thai sản là bao lâu?
    • 2 2. Thời gian nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh con
    • 3 3. Chế độ thai sản đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi
    • 4 4. Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
    • 5 5. Có được hưởng chế độ thai sản và ốm đau cùng lúc không?
    • 6 6. Có được uỷ quyền nhận thay chế độ thai sản không?

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật bảo hiểm xã hội khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016 đã có những quy định và những điểm bổ sung mới về chế độ thai sản theo hướng có lợi hơn cho người lao động đặc biệt là lao động nữ. Chính vì vậy mỗi người lao động cần nắm rõ về những điểm mới này để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Hy vọng, qua bài viết này, đội ngũ luật sư, chuyên gia Luật Dương Gia sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về những chính sách mới nhất về chế độ thai sản dành cho lao động nữ, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình và người thân.

    thoi-gian-huong-che-do-thai-san-cho-lao-dong-nu-moi-nhat

    Luật sư tư vấn thời gian hưởng, cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản miễn phí: 1900.6568

    Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. Chúng tôi chia thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ thành 3 chế độ cơ bản sau: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai; thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và thời gian hưởng chế độ khi sinh con. Cụ thể như sau:

    Thứ nhất, thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

    Theo Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

    “1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”

    Như vậy, quy định này đã tạo điều kiện giúp lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ vừa để người phụ nữ thực hiện tốt công tác xã hội như tiếp tục lao động để tạo nguồn thu nhập cho bản thân và xã hội. Trong suốt quá trình mang thai, người lao động nữ phải trải qua nhiều quá trình như thai nghén, thai nhi phát triển qua nhiều tuần tuổi khiến lao động nữ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Vì vậy, Luật bảo hiểm xã hội quy định trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc cho mỗi lần khám thai là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên trường hợp này cần lưu ý tính trợ cấp theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

    Cách tính BHXH khi nghỉ đi khám thai theo công thức sau:

    Xem thêm: Chế độ thai sản là gì? Quy định mới nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ?

    Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai: = Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 100% x Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản (26 ngày).

    Trong đó:

    – Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    – Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Ví dụ: Công ty A là công ty xây dựng, hiện chị B mang thai làm tại công ty A. Mức lương hiện tại của chị B là 21.000.000tr/ tháng (mức lương đóng bảo hiểm). Trong sổ BHXH của chị B ghi là “Mức lương bình quân 6 tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 21.000.000 đ”. Nay chị B nghỉ khám thai 2 ngày. Với số tiền hoàn trả trong 2 ngày đó là 1.615.385 đ.

    Thứ hai, thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

    Tại Điều 33. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

    “1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    Xem thêm: Chính sách thôi việc cho lao động nữ bị tinh giản biên chế

    a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

    b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

    c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

    d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.”

    Các quy định này góp phần bảo vệ sức khỏe cho người phụ nữ. Thời gian nghỉ cùng mức trợ cấp của chế độ bảo hiểm thai sản đã thể hiện rõ rệt sự ưu đãi của Nhà nước đối với người lao động nữ khi thực hiện chức năng làm mẹ của họ. Cần lưu ý là các thời gian trên tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng năm.

    Thứ ba, thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

    Tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014  thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

    “1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Xem thêm: Lao động nữ mang thai có được nghỉ phép không hưởng lương không?

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

    Ngoài ra, tại Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tại Điều 10. Thời gian hưởng chế độ thai sản có quy định như sau:

    “1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

    a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.”

    Ví dụ: Chị A liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 2 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị A ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Theo đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Người phụ nữ gần đến ngày sinh rất cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho việc sinh đẻ cũng như để chuẩn bị cho đứa con ra đời. Sau khi sinh càng nhất thiết phải được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe cho mẹ và con, đảm bảo chức năng làm mẹ an toàn.

    Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được dựa trên cơ sở tính toán một cách khoa học khoảng thời gian cần và đủ để người mẹ ổn định nhịp sinh học của cơ thể, đồng thời đủ để đứa trẻ tận dụng được nguồn sữa mẹ để có thể phát triển tốt về thể lực và trí tuệ cũng như để phù hợp với nhu cầu của người lao động và điều kiện thực tế của đất nước.

    Xem thêm: Vợ sinh, chồng có được hưởng chế độ thai sản cho nam không?

    tu-van-thoi-gian-huong-che-do-thai-san-cho-lao-dong-nu-moi-nhat

    Để được tư vấn về chế độ thai sản và các chế độ BHXH khác, vui lòng gọi: 1900.6568

    Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số trường hợp đặc thù về chế độ thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau: 

    Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi và thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.

    “Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

    Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

    Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

    1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    Xem thêm: Sảy thai, phá thai bệnh lý có được hưởng chế độ thai sản không?

    a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

    b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.”

    Các lưu ý về thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ như sau:

    – Hết thời hạn nghỉ việc sinh con theo quy định nêu trên, nếu có nhu cầu thì sản phụ có thể nghỉ thêm với điều kiện được người sử dụng lao động chấp thuận nhưng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

    – Lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ 60 ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải có chứng nhận của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc trở làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước 1 tuần. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời gian nghỉ theo quy định.

    1. Thời gian nhận tiền chế độ thai sản là bao lâu?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư!

    Tôi nghỉ thai sản 06 tháng, hiện đã đi làm được 2 tháng nhưng vẫn chưa nhận được tiền chế độ thai sản. Vậy tôi phải chờ bao lâu nữa mới được lãnh?

    Xem thêm: Chế độ thai sản khi sinh con non, thai chết lưu, con chết sau sinh

    Luật sư tư vấn:

    Chế độ hưởng thai sản được quy định cụ thể tại Khoản 3 điều 117 của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”:

     “ Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ thai sản

    1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.

    3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

    Như vậy, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ bạn, công ty có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho bạn. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    hãy kiến nghị công ty để được giải đáp.

    2. Thời gian nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh con

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục chế độ thai sản cho nam

    Luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: tôi đã đóng bảo hiểm từ năm 2012, hiện nay tôi đang mang thai được 5 tháng. Tôi muốn nghỉ chế độ thai sản trước 2 tháng có được không? Thời gian này có tính vào thời gian 6 tháng của chế độ thai sản không? Và tôi được hưởng những quyền lợi gì khi nghỉ chế độ thai sản? Rất mong Luật sư giải đáp giúp. Xin cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc nghỉ thai sản đối với lao động nữ như sau:

    1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

    Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    3. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

    Xem thêm: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

    Như vậy nhu cầu muốn nghỉ 2 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được đáp ứng theo quy định của pháp luật, và thời gian này có tính vào thời gian 6 tháng của chế độ thai sản.

    Về các quyền lợi của bạn khi hưởng chế độ thai sản như sau:

    –       Được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

    –       Được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    –       Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    –       Nếu hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    3. Chế độ thai sản đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư! Tôi hiện đang sinh sống tại Bắc Ninh và đang tham gia lao động tại một công ty liên doanh nước ngoài. Do cả hai vợ chồng đều bị hiếm muộn nên vợ chồng tôi muốn xin một trẻ sơ sinh để làm con nuôi. Như vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản như những lao động nữ khác không ạ? Và nếu được hưởn thì chế độ hưởng thai sản của tôi như thế nào ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!

    Xem thêm: Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

    Luật sư tư vấn:

    Như chúng ta đã biết, thiên chức trở thành một người mẹ là một trong những điều tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nói cách khác, con cái giống như cầu nối để gắn kết tình cảm của vợ chồng, là một minh chứng cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

    Quay trở lại với trường hợp của bạn, theo quy định tại Điều 28, Khoản 1, Điểm c, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp nhận nuôi trẻ sơ sinh dưới bốn tháng thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản như các lao động nữ khác.

    Về thời hạn hưởng trợ cấp chế độ thai sản trong trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi (Điều 32, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”).

    Về mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản thì theo quy định tại Điều 35, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì người lao động hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì họ được nhận mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Ngoài ra, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con (Điều 34, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”).

    4. Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản

    Tóm tắt câu hỏi:

    Sắp tới em nghỉ hưởng chế độ thai sản, em tính lịch thì trùng vào đợt nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2016. Nếu như thời gian nghỉ sinh của em bị trùng vào thời gian này thì em có được tính thêm ngày ngoài 6 tháng nghỉ không hay là bao gồm cả ngày nghỉ lễ?

    Luật sư tư vấn:

    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ – CP lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. 

    Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

    “Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

    Thời gian nghỉ 6 tháng cho chế độ thai sản bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hằng tuần, không trừ riêng ra để nghỉ thêm.

    5. Có được hưởng chế độ thai sản và ốm đau cùng lúc không?

    Luật sư tư vấn:

    – Về chế độ ốm đau:

    Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”

    Điều kiện được hưởng chế độ ốm đau: quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”

    – Về chế độ thai sản:

    Điều kiện được hưởng chế độ thai sản: được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    * Có được hưởng chế độ thai sản và ốm đau cùng lúc?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

    “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

    a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”

    Theo các quy định trên, trường hợp lao động nữ đi làm trong thời gian nghỉ thai sản mà bị ốm đau hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau. Như vậy, vẫn có thể hưởng chế độ ốm đau và chế độ thai sản cùng lúc nếu có đủ điều kiện hưởng.

    6. Có được uỷ quyền nhận thay chế độ thai sản không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư! Do vợ em làm việc tại Quảng Ngãi nhưng hiện giờ đang nghỉ sau sinh tại Quảng Nam nên không thể tự nhận tiền thai sản theo giấy hẹn được. Vậy em là chồng, em có thể nhận tiền bảo hiểm thai sản hộ vợ được không? Thủ tục như thế nào?

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định quyền của người lao động như sau: “6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.”

    Khoản 3 Điều 21 Quyết định 828/QĐ-BHXH quy định ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH như sau:

    – Nộp hồ sơ: Người hưởng lập Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN (mẫu số 13-HSB) hoặc lập Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật và lấy xác nhận

    – Lấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi vợ bạn cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú)

    – Đến kỳ chi trả, bạn nộp Giấy ủy quyền (Mẫu 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho ĐDCT, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả.

    +) Trình tự thực hiện:

    Bước 1: Người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng lập Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH.

    co-duoc-uy-quyen-nhan-thay-che-do-thai-san-khong-

     Luật sư tư vấn ủy quyền lĩnh tiền hộ bảo hiểm xã hội thai sản:1900.6568

    Bước 2: Đến kỳ lĩnh lương, người lĩnh thay nộp Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH cho đại diện chi trả và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả.

    Bước 3: Đại diện chi trả tiếp nhận Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH chi tiền cho người lĩnh thay. Lưu giữ Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH sau đó nộp cho BHXH cấp huyện.

    Bước 4: BHXH huyện lưu Giấy lĩnh thay (thời hạn của Giấy lĩnh thay tối đa là 6 tháng đối với người hưởng cư trú tại Việt Nam).

    +) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc đại diện chi trả.

    +) Thành phần hồ sơ – Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH (Mẫu 18-CBH) – Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Giấy tờ tùy thân có ảnh.

    Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể nhận thay bảo hiểm thai sản khi  vợ sinh con theo quy định trên.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Trần Bình Dương

    Chức vụ: Chuyên viên

    Lĩnh vực tư vấn: Hành chính, Hình sự, Dân sự, Sở hữu trí tuệ, Đất đai, Môi trường, Doanh nghiệp, Cạnh tranh, Thương mại ...

    Trình độ đào tạo: Đại học

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 5 năm

    Tổng số bài viết: 138 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Nghỉ việc, thôi việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?
    - Không đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
    - Đang có bầu nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
    - Tư vấn điều kiện hưởng, mức hưởng chế độ thai sản mới nhất
    - Chế độ thai sản cho người nhờ mang thai hộ mới nhất 2021
    - Không đăng ký kết hôn, mẹ đơn thân có được hưởng chế độ thai sản?
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Chế độ thai sản

    Lao động nữ

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?
    Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA?
    Trốn thuế là gì? Quy định mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
    Biên lai là gì? Biên lai có phải là hóa đơn không, khác gì với hóa đơn?
    Nền kinh tế quốc dân là gì? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
    Xâm hại trẻ em là gì? Các quy định của pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em?
    Công ty là gì? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty?
    Văn bản là gì? Chức năng, phân loại và nội dung của các loại văn bản?
    Các tin mới nhất
    Trường hợp nào được xác định là viên chức?
    Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước
    Trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách
    Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?
    Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA?
    Trốn thuế là gì? Quy định mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
    Biên lai là gì? Biên lai có phải là hóa đơn không, khác gì với hóa đơn?
    Nền kinh tế quốc dân là gì? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc?
    21/10/2020
    Quy định về lao động nữ? Các lưu ý khi sử dụng lao động là phụ nữ?
    21/10/2020
    Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
    16/11/2020
    Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
    16/11/2020
    Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không?
    16/11/2020
    Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?
    16/11/2020
    Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền BHXH
    16/11/2020
    Điều kiện được hưởng, thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản
    16/11/2020
    Chế độ thai sản – Điều kiện, mức hưởng và các điều cần chú ý
    16/11/2020
    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản? Không có sổ BHXH làm thủ tục được không?
    16/11/2020