Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều thuốc và được chia thành hai phân loại chính là thuốc có đơn và thuốc không kê đơn. Vậy thuốc không kê đơn là gì? Danh mục thuốc không kê đơn được quy định như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt kỹ, tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc:
Mục lục bài viết
1. Thuốc không kê đơn là gì?
Thuốc không kê đơn được hiểu là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, nằm trong danh mục thuốc không kê đơn tại mục 2 bài viết này.
2. Danh mục thuốc không kê đơn:
I. DANH MỤC THUỐC HÓA DƯỢC VÀ SINH PHẨM KHÔNG KÊ ĐƠN
TT | Thành phần hoạt chất | Đường dùng, dạng bào chế, giới hạn hàm lượng, nồng độ | Các quy định cụ thể khác |
1 | Acetylcystein | Uống: các dạng | |
2 | Acetylleucin | Uống: các dạng | |
3 | Acid acetylsalicylic (Aspirin) dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với Vitamin C và/hoặc Acid citric và/hoặc Natri bicarbonat và/hoặc Natri salicylat | Uống: các dạng | Với chỉ định giảm đau, hạ sốt, chống viêm |
4 | Acid alginic (Natri Alginat) đơn thành phần hay phối hợp với các hợp chất của nhôm, magnesisi | Uống: các dạng | |
5 | Acid amin đơn thành phần hoặc phối hợp (bao gồm cả dạng phối hợp với các Vitamin) | Uống: các dạng | Với chỉ định bổ sung acid amin, vitamin cho cơ thể |
6 | Acid aminobenzoic (Acid para aminobenzoic) | Uống: các dạng | |
7 | Acid benzoic đơn thành phần hoặc phối hợp | Dùng ngoài Uống: viên ngậm | |
8 | Acid boric đơn thành phần hoặc phối hợp | Dùng ngoài Thuốc tra mắt | |
9 | Acid citric phối hợp với các muối natri, kali | Uống: các dạng | |
10 | Acid cromoglicic và các dạng muối cromoglicat | Thuốc tra mắt, tra mũi với giới hạn nồng độ tính theo acid cromoglicic ≤ 2% | |
11 | Acid dimecrotic | Uống: các dạng | |
12 | Acid folic đơn thành phần hoặc phối hợp với sắt và/hoặc các Vitamin nhóm B, khoáng chất, sorbitol | Uống: các dạng | Với chỉ định chống thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng |
13 | Acid glycyrrhizinic (Glycyrrhizinat) phối hợp với một số hoạt chất khác như Chlorpheniramin maleat, DL-methylephedrin, Cafein… | Uống: các dạng, bao gồm cả dạng viên ngậm Dùng ngoài | |
14 | Acid lactic đơn thành phần hoặc phối hợp | Dùng ngoài | |
15 | Acid mefenamic | Uống: các dạng | |
16 | Acid salicylic đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (phối hợp Lactic acid; Lưu huỳnh kết tủa…) | Dùng ngoài | |
17 | Acyclovir | Dùng ngoài: thuốc bôi ngoài da với nồng độ Acyclovir ≤ 5% | |
18 | Albendazol | Uống: các dạng | Với chỉ định trị giun |
19 | Alcol diclorobenzyl dạng phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm | Uống: viên ngậm | |
20 | Alcol polyvinyl | Dùng ngoài | |
21 | Alimemazin tartrat (Trimeprazin tartrat) | Uống: các dạng | |
22 | Allantoin dạng phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, thuốc đặt hậu môn (Cao cepae fluid; …) | Dùng ngoài Thuốc đặt hậu môn | |
23 | Allatoin phối hợp với các Vitamin và/hoặc Chondroitin | Thuốc tra mắt | |
24 | Almagat | Uống: các dạng | |
25 | Ambroxol đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau | Uống: các dạng với giới hạn hoạt chất như sau: – Đã chia liều Ambroxol clorhydrat ≤ 30mg/đơn vị – Chưa chia liều: Ambroxol clorhydrat ≤ 0,8% | |
26 | Amylase dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với Protease và/hoặc Lipase và/hoặc Cellulase | Uống: các dạng | |
27 | Amylmetacresol dạng phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm (như với các tinh dầu, Bacitracin…) | Uống: viên ngậm | |
28 | Argyron | Thuốc tra mắt Dùng ngoài | |
29 | Aspartam | Uống: các dạng | |
30 | Aspartat đơn thành phần hoặc phối hợp | Uống: các dạng | |
31 | Attapulgit | Uống: các dạng | |
32 | Azelastin | Thuốc tra mắt, tra mũi | |
33 | Bạc Sulphadiazin | Dùng ngoài | |
34 | Bacitracin phối hợp với một số hoạt chất khác trong các thành phẩm viên ngậm (phối hợp với Neomycin sulfat; Amylocain; Tixocortol…) | Uống: viên ngậm | |
35 | Beclomethason dipropionat | Thuốc tra mũi: dạng khí dung với giới hạn liều dùng tối đa 1 ngày ≤ 400 mcg, đóng gói ≤ 200 liều (tính theo hoạt chất không có muối) | |
36 | Benzalkonium phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Cholin; acid salicylic; Nystatin; Diiodohydroxyquin …), trong các thành phẩm viên ngậm (với Tyrothricin, Bacitracin, tinh dầu…) | Dùng ngoài Viên ngậm | |
37 | Benzocain dạng phối hợp | Dùng ngoài: các dạng với giới hạn Benzocain ≤ 10%; Viên đặt hậu môn Uống: viên ngậm | |
38 | Benzoyl peroxid đơn thành phần hoặc phối hợp với Iod và/hoặc lưu huỳnh | Dùng ngoài: các dạng với giới hạn nồng độ ≤ 10% | |
39 | Benzydamin Hydrochlorid đơn thành phần hoặc phối hợp | Dùng ngoài: kem bôi niêm mạc miệng, nước xúc miệng, thuốc xịt họng Uống: viên ngậm | |
40 | Benzydamin salicylat đơn thành phần hoặc phối hợp | Dùng ngoài | |
41 | Benzyl benzoat phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với các tinh dầu, Cồn Isopropyl…) | Dùng ngoài: các dạng Miếng dán | |
42 | Berberin | Uống: các dạng | |
43 | Biclotymol đơn thành phần hoặc phối hợp với Enoxolon và/hoặc Phenylephrin hydrochlorid và/hoặc Clorpheniramin maleat và/hoặc tinh dầu | Dùng ngoài Thuốc tra mũi Uống: viên ngậm | |
44 | Bifonazol đơn thành phần hoặc phối hợp với Urea | Dùng ngoài | |
45 | Bisacodyl | Uống: các dạng đã chia liều với hàm lượng ≤ 10mg/đơn vị | |
46 | Bismuth dạng muối | Uống: các dạng | Chỉ định điều trị chứng ợ nóng |
47 | Boldine | Uống: các dạng | |
48 | Bromhexin Hydrochlorid đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau | Uống: các dạng với giới hạn Bromhexin Hydrochlorid như sau: – Đã chia liều ≤ 8mg/đơn vị; – Chưa chia liều ≤ 0,8% Thuốc đặt hậu môn | |
49 | Bromelain đơn thành phần hoặc phối hợp với Trypsin | Uống: các dạng | |
50 | Brompheniramin maleat đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau | Uống: các dạng | |
51 | Budesonid | Thuốc tra mũi: dạng khí dung, ống hít, thuốc bột để hít với giới hạn liều dùng tối đa 1 ngày ≤ 400mcg, đóng gói ≤ 200 liều | |
52 | Bufexamac đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, thuốc đặt hậu môn (với Titan Dioxid, Bismuth, Subgallat, Lidocain…) | Dùng ngoài Thuốc đặt hậu môn | |
53 | Butoconazol | Dùng ngoài | |
54 | Cafein phối hợp với các hoạt chất có trong danh mục này | Uống: các dạng | |
55 | Calamin đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài | Dùng ngoài | |
56 | ………….. |
|
* Đối với các thuốc có chỉ định tránh thai thuộc Danh mục này, người bán lẻ thuốc là dược sĩ đại học hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm cung cấp và tư vấn các thông tin liên quan đến thuốc, bao gồm: tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trước khi cấp phát hoặc bán cho người sử dụng.
II. QUY ĐỊNH THUỐC DƯỢC LIỆU, THUỐC CỔ TRUYỀN (TRỪ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN) KHÔNG KÊ ĐƠN
Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền) đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau được phân loại là thuốc không kê đơn:
1. Trong thành phần không chứa dược liệu thuộc Danh mục dược liệu độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Không được có một trong các chỉ định sau:
a) Hỗ trợ điều trị hoặc điều trị bệnh ung thư, khối u;
b) Điều trị bệnh tim mạch, huyết áp;
c) Điều trị bệnh về gan, mật hoặc tụy (trừ chỉ định: bổ gan);
d) Điều trị Parkinson;
đ) Điều trị virus;
e) Điều trị nấm (trừ thuốc dùng ngoài);
g) Điều trị lao;
h) Điều trị sốt rét;
i) Điều trị bệnh gút;
k) Điều trị hen;
l) Điều trị bệnh về nội tiết;
m) Điều trị bệnh hoặc rối loạn về máu;
n) Điều trị bệnh hoặc rối loạn về miễn dịch;
o) Điều trị các bệnh về thận và sinh dục – tiết niệu (trừ chỉ định: bổ thận, tráng dương);
p) Điều trị bệnh nhiễm khuẩn (trừ chỉ định dùng tại chỗ để điều trị nhiễm khuẩn ngoài da);
q) Điều trị mất ngủ kinh niên, mạn tính;
r) Điều trị bệnh về tâm lý – tâm thần;
s) Điều trị tình trạng nghiện, hỗ trợ điều trị tình trạng nghiện (bao gồm cả hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện);
t) Đình chỉ thai kỳ;
u) Điều trị các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
III. QUY ĐỊNH VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN KHÔNG KÊ ĐƠN
Vị thuốc cổ truyền được phân loại là không kê đơn nếu vị thuốc này không được sản xuất, chế biến từ dược liệu thuộc Danh mục dược liệu độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Tiêu chí của thuốc không kê đơn:
– Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và đưa vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng dẫn đến tử vong, đe dọa tính mạng, …
– Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị.
– Thuốc có khoảng liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi.
– Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng.
– Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích ảnh hưởng an toàn của người sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 07/2017/TT-BYT ban hành danh mục thuốc không kê đơn.
THAM KHẢO THÊM: