Thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế hiệu quả, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần đảm bảo tính công bằng xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Dưới đây là một vài đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Ưu điểm, nhược điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp đánh vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập doanh nghiệp có một số yêu điểm và nhật điểm như sau:
1.1. Ưu điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Có thể kể đến một số yêu điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhằm mục đích để pháp luật dễ dàng đi vào thực tiễn, phù hợp với thực tiễn cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình nhất định. Trên thực tế hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang được điều chỉnh giảm xuống còn 22% kể từ thời điểm 1/1 năm 2014 cho đến giai đoạn 31/12 năm 2015, và tiếp tục giảm xuống còn 20% bắt đầu kể từ 1/1 năm 2016 cho đến nay. Bên cạnh đó, pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn đang áp dụng 03 mức thuế suất ưu đãi, trong đó bao gồm thuế suất 20%, thuế suất 15% và thuế suất 10% áp dụng cho các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi khác biệt. Khi đã có việc giảm thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% bắt đầu kể từ 1/1 năm 2016 thì sẽ không thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20% cho các đối tượng được hưởng ưu đãi.
Thứ hai, nhằm mục đích để cho pháp luật phù hợp với thực tế, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, pháp luật Việt Nam đã bổ sung thêm các lĩnh vực và ngành nghề ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, áp dụng thuế suất ưu đãi phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã dành cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm không vượt quá 20.000.000.000 đồng mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Thứ ba, tiến hành các hoạt động phù hợp để khôi phục quy định về ưu đãi thuế suất đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Ở nước ta hiện nay, nhà nước luôn luôn tạo động lực khuyến khích cho các doanh nghiệp đang hoạt động bỏ thêm vốn để đầu tư, phát huy hiệu quả nguồn lực trong quá trình đầu tư, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và theo lãnh thổ, thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn kinh tế có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn.
1.2. Nhược điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bên cạnh một số ưu điểm, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc duy trì hai hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đó là ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế dẫn đến trường hợp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẻ hở của pháp luật để thực hiện nhiều hành vi vi phạm quy định của pháp luật bằng cách sau khi thời gian miễn hoặc giảm thuế kết thúc, doanh nghiệp đó sẽ tìm cách kê khai lỗ, hoặc tiến hành hoạt động giải thể để thành lập doanh nghiệp mới, mặt khác tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng trong lẫn giữa cơ chế ưu đãi về thuế suất và cơ chế ưu đãi về thời gian miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, pháp luật cần phải xem xét một trong hai hình thức ưu đãi, hoặc là ưu đãi theo thuế suất hoặc là ưu đãi theo thời gian miễn/giảm thuế để giảm thiểu tối đa tình trạng lách luật của các chủ thể trong xã hội.
Thứ hai, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay có quy định về thời gian ưu đãi tương đối dài so với các nước trong khu vực. Việc quy định thời gian ưu đãi tương đối dài sẽ tạo ra sự không linh hoạt, không thúc đẩy thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó không góp phần nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cần phải tham khảo quy định của các quốc gia trên thế giới, xem xét giảm thời gian ưu đãi để các doanh nghiệp không phụ thuộc vào mức ưu đãi của nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
2. Ai là người phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về chủ thể cần phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về người nộp thuế. Theo đó:
– Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm:
+ Các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, hay còn được gọi là doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Các tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thu nhập trên thực tế.
– Đồng thời, doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ của Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài lãnh thổ của Việt Nam;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật cần phải có nghĩa vụ nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ của Việt Nam và các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài lãnh thổ của Việt Nam có liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
+ Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp thuế đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ của Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của các cơ sở thường trú;
+ Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ của Việt Nam.
– Cơ sở thường trú của các doanh nghiệp nước ngoài được xác định là cơ sở sản xuất kinh doanh, thông qua cơ sở này thì các doanh nghiệp nước hoài sẽ tiến hành một phần hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam, trong đó bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, công xưởng, phương tiện vận tải, nhà máy, dầu mỏ, mỏ khí, địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Các địa điểm xây dựng, địa điểm công trình lắp đặt, lắp ráp;
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong đó bao gồm dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc thông qua các tổ chức/cá nhân khác;
+ Các đại lý cho các doanh nghiệp nước ngoài thành lập hợp pháp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: