Làm mẹ là một trong những thiên chức cao cả của người phụ nữ, tuy nhiên nhiều người hiện nay đang phân vân giữa việc lựa chọn phương pháp sinh thường (sinh truyền thống) và phương pháp sinh mổ. Có thể so sánh chế độ bảo hiểm giữa sinh thường và sinh mổ theo bài viết phân tích dưới đây.
Mục lục bài viết
1. So sánh chế độ bảo hiểm giữa sinh thường và sinh mổ:
Trên thực tế hiện nay, sinh thường được xem là phương pháp sinh con phổ biến nhất và truyền thống theo bản năng sinh con tự nhiên thông qua đường âm đạo. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, một ca sinh thường sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với sinh mổ, sinh thường sẽ bắt đầu từ lúc chuyển dạ kéo dài cho đến lúc đứa trẻ chào đời trung bình là 06 tiếng đồng hồ, thời gian này kéo dài hơn rất nhiều so với các ca sinh mổ. Tuy nhiên bằng biện pháp sinh thường, người mẹ sẽ không phải chịu nhiều tổn hại từ các loại thuốc, khả năng phục hồi của biện pháp sinh thường sẽ nhanh hơn so với biện pháp sinh mổ.
Bên cạnh đó, sinh mổ là hình thức phẫu thuật bằng các công cụ trang thiết bị y tế nhằm mục đích đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường thông qua con đường âm đạo. Người mẹ trong trường hợp sinh mổ sẽ cần phải tiêm thuốc gây tê trong suốt quá trình phẫu thuật để giữ được tình trạng tỉnh táo nhất có thể. Sinh mổ thông thường sẽ được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nhận thấy khả năng xảy ra rủi ro cho mẹ và em bé nếu như cho người mẹ sinh theo phương pháp sinh thông thường, sức khỏe của người mẹ không ổn định để có thể sinh thông thường, sức khỏe yếu vì vậy cần phải sinh mổ. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người vẫn lựa chọn biện pháp sinh mổ để có thể lựa chọn do sinh đẹp cho trẻ em. Mặc dù vậy, trong quá trình sinh mổ, người mẹ cần phải có thời gian phục hồi sức khỏe lâu hơn so với phương pháp sinh thông thường, và trong quá trình phẫu thuật cũng không thể tránh hoàn toàn được những rủi ro.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt
Theo đó thì có thể nói, lao động nữ sinh con là mộttrong những trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan không đề cập đến việc người lao động nữ được nghỉ chế độ thai sản khi sinh con bằng phương pháp sinh thông thường hay sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Vì vậy, người lao động nữ sinh con bằng phương pháp nào, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì vẫn thuộc một trong những trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản. Theo đó:
– Số ngày nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của người lao động sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động được xác định như sau:
+ Tối đa được xác định là 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần với số lượng từ hai con trở lên;
+ Tối đa là 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải thực hiện thủ tục phẫu thuật;
+ Tối đa là 05 ngày đối với các trường hợp còn lại.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày sẽ được xác định bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, có thể phân biệt chế độ bảo hiểm giữa sinh thường và sinh mổ như sau:
Tiêu chí | Sinh thường | Sinh mổ |
Thời gian nghỉ của chồng tham gia bảo hiểm xã hội | – 05 ngày làm việc trong trường hợp sinh 01 con; – 10 ngày làm việc trong trường hợp sinh đôi; – Sinh 03 con trở lên thì cứ thêm mỗi con người lao động sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. |
– 07 ngày làm việc trong trường hợp sinh một con; – 14 ngày làm việc trong trường hợp sinh đôi trở lên.
|
Dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau sinh | Tối đa 05 ngày làm việc theo quy định của pháp luật. | Tối đa 07 ngày làm việc theo quy định của pháp luật. |
2. Lao động nữ sinh con bằng sinh mổ sẽ được hưởng mấy tháng thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Theo đó:
– Người lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ người con thứ hai trở đi, cứ thêm mỗi người con thì người lao động sẽ được nghỉ thêm một tháng. Đồng thời, thời gian nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh tối đa sẽ không được phép vượt quá hai tháng;
– Lao động nam đang tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
+ 05 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường;
+ 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải thực hiện thủ tục phẫu thuật và sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trong trường hợp người vợ sinh đôi thì người lao động nam sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc, người vợ sinh từ 03 con trở lên thì cứ thêm mỗi con người lao động nam sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trong trường hợp người vợ sinh đôi trở lên cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật thì sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu kể từ ngày người vợ sinh con.
Theo đó thì có thể nói, lao động nữ sinh con khi hưởng chế độ thai sản không phân biệt sử dụng phương pháp sinh con tự nhiên hay phương pháp sinh mổ. Vì vậy, lao động nữ sinh con bằng phương pháp sinh mổ thì thời gian nghỉ thai sản của người lao động được xác định là 06 tháng, tuy nhiên trước khi sinh không được nghỉ tối đa vượt quá 02 tháng.
3. Lao động nữ sinh con thì mức hưởng chế độ thai sản bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thưởng chế độ thai sản khi lao động sinh con được xác định là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Cụ thể công thức như sau:
Trong đó cần phải lưu ý:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi người lao động nghỉ việc cần phải xác định như sau: Lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi người lao động nghỉ việc. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không liên tục thì cần phải lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cộng dồn trước khi người lao động nghỉ việc. Trong trường hợp, lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con, tuy nhiên tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh, thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng trước khi người lao động nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con;
– Mức hưởng chế độ khi sinh con của người lao động được xác định là mức trợ cấp theo tháng, trong trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng mỗi ngày sẽ được tính bằng trợ cấp theo tháng chia cho (:) 30 ngày căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: