Nhà thầu được xem là các tổ chức có đầy đủ năng lực để tiến hành hoạt động xây dựng công trình cho các chủ đầu tư, để được coi là nhà thầu thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. Và dưới đây là mẫu bảng kê các nhà thầu tham gia hợp đồng nhà thầu có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê các nhà thầu tham gia hợp đồng nhà thầu:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, nhà thầu có thể hiểu một cách đơn giản là các tổ chức, đơn vị có đầy đủ năng lực tài chính và năng lực chuyên môn để thực hiện gói thầu cho các chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, sau đó thu toàn bộ hoặc thu một phần công việc, dự án liên quan đến yêu cầu hay công việc được mời thầu. Bản chất của hoạt động đấu thầu chính là sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu với nhau để thực hiện gói thầu đối với các chủ đầu tư. Mục tiêu của các nhà thầu khi tham gia vào hoạt động đấu thầu đó là giành được quyền cung cấp hàng hóa/dịch vụ và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, các văn bản liên quan đến hợp đồng đấu thầu đang được nhiều chủ đầu tư và các nhà thầu quan tâm. Có thể tham khảo mẫu bảng kê các nhà thầu tham gia hợp đồng đấu thầu theo mẫu dưới đây:
BẢNG KÊ
CÁC NHÀ THẦU THAM GIA HỢP ĐỒNG NHÀ THẦU
Kỳ tính thuế: Quyết toán hợp đồng số …
Bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay: …
Mã số thuế nộp thay của Bên Việt Nam: …
STT | Tên nhà thầu phụ | Mã số thuế của nhà thầu phụ tại Việt Nam (nếu có) | Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng | Loại hàng hóa, dịch vụ | Địa điểm thực hiện | Thời hạn hợp đồng | Giá trị của hợp đồng | Doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng | |
Tên Nhà thầu nước ngoài | Mã số thuế của Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam (nếu có) | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: … Chứng chỉ hành nghề số: … | …, ngày … tháng … năm … NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/ký điện tử) |
2. Điều kiện ký kết hợp đồng với nhà thầu theo quy định thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về điều kiện ký kết hợp đồng với nhà thầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 của
– Tại thời điểm ký kết hợp đồng, thì hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực trên thực tế. Đối với trường hợp mua sắm tập trung áp dụng theo thỏa thuận khung, tại thời điểm ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung còn hiệu lực;
– Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn kĩ thuật, đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu;
– Chủ đầu tư bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về vốn xây dựng, đảm bảo điều kiện về vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện gói thầu và điều kiện khác cần thiết để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ đã đề ra.
Đồng thời, hợp đồng ký kết với nhà thầu sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc chung của hợp đồng đấu thầu căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP, và theo đó, nguyên tắc chung của hợp đồng bao gồm:
– Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự, được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực pháp lý và phù hợp với quy định của pháp luật sẽ được xem là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
– Nội dung của hợp đồng bắt buộc phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời cần phải phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng của các bên, phù hợp với kết quả lựa chọn nhà thầu dựa trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực liên quan;
– Trước khi ký kết hợp đồng, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Nội dung liên quan đến quá trình sử dụng trọng tài bắt buộc phải được quy định cụ thể trong nội dung của hợp đồng.
3. Ký kết hợp đồng đấu thầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ hợp đồng với nhà thầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về hồ sơ hợp đồng với nhà thầu. Theo đó, ký kết hợp đồng đủ đâu cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ như sau:
– Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Văn bản hợp đồng;
+
+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Ngoài các tài liệu và giấy tờ nêu trên, tùy vào quy mô và tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
+ Biên bản hoàn thiện hợp đồng;
+ Biên bản thương thảo hợp đồng;
+
+ Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các loại giấy tờ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;
+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, các loại giấy tờ và tài liệu sửa đổi hoặc bổ sung đối với hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu;
+ Văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, các bên cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ theo như quy định nêu trên trong quá trình thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng đấu thầu.
Đồng thời, cần phải lưu ý về vấn đề thanh lý hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 113 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP, có quy định cụ thể về vấn đề thanh lý hợp đồng với nhà thầu. Theo đó:
– Hợp đồng được thanh lý khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau: Các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết ban đầu, hoặc hợp đồng bị chấm dứt/hợp đồng bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về việc hợp đồng tự động hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành được đầy đủ nghĩa vụ của mình ghi nhận trong hợp đồng đã ký kết ban đầu hoặc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng bắt buộc phải thực hiện trong khoảng thời gian 45 ngày được tính kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết ban đầu hoặc bắt buộc phải thực hiện trong khoảng thời gian 45 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng bị chấm dứt/hợp đồng bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật, đồng thời không quá 90 ngày đối với những hợp đồng có quy mô lớn và phức tạp.
Tóm lại, hợp đồng với nhà thầu sẽ được thanh lý khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng và hợp đồng bị chấm dứt/hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
THAM KHẢO THÊM: