Mục lục bài viết
1. Quy định về tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự:
1.1. Tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài:
* Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài:
– Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi năm 2023 quy định người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
+ Đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc kinh doanh thương mại, dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình;
+ Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Các trường hợp quy định nêu trên không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Tương trợ tư pháp.
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là không quá 03 năm và thời hạn này có thể được gia hạn.
* Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh:
– Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi năm 2023 quy định những người có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: Thủ trưởng cơ quan điều tra, Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi năm 2023.
Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì đồng thời cũng có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong trường hợp điều kiện tạm hoãn xuất cảnh không còn, người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh.
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và thông báo cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để tiến hành thực hiện. Sau khi nhận được các quyết định này, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1.2. Tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam:
* Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh:
Theo Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 sửa đổi năm 2023 thì công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án phải tuân thủ quy định của pháp luật về việc thi hành án dân sự. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của những đối tượng này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức hoặc để đảm bảo việc thi hành án, thì việc xuất cảnh có thể bị tạm hoãn.
* Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 sửa đổi năm 2023 thì thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
* Trình tự, thủ tục quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 39 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 sửa đổi năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh như sau:
– Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh phải gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và thông báo ngay cho người bị tạm hoãn xuất cảnh bằng văn bản theo mẫu.
– Trong trường hợp có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền phải gửi văn bản hủy bỏ theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và thông báo ngay cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh bằng văn bản theo mẫu.
– Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn, người có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và thông báo ngay cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh bằng văn bản theo mẫu.
– Người có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 này.
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an phải tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền về tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 51
(1) Người bị thi hành án phải có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã công chứng việc ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền này không được hủy ngang.
(2) Người bị thi hành án đã công chứng việc ủy quyền cho người khác, người được ủy quyền cần có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền này cũng không được hủy ngang.
(3) Có sự đồng ý của người được thi hành án.
(4) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
(5) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng hoặc đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam và có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Trong trường hợp này, đơn cam kết phải được xác nhận bởi cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch, đồng thời cơ quan này phải thực hiện đôn đốc người có nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(6) Trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác thì phải có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh.
3. Điều kiện xuất cảnh:
Căn cứ Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 sửa đổi năm 2023 có quy định về điều kiện xuất cảnh của công dân Việt Nam như sau:
– Có giấy tờ xuất nhập cảnh không bị hỏng hoặc thời hạn sử dụng vẫn còn; đối với hộ chiếu, thời hạn sử dụng phải còn ít nhất 6 tháng;
– Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận từ nước đến chứng minh được việc cho nhập cảnh, trừ các trường hợp được miễn thị thực;
– Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Những người mà theo quy định của Bộ luật Dân sự được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Theo đó, để được xuất cảnh thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi năm 2023;
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi năm 2023;
–
– Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: