Tạm ứng lương là việc người lao động nhận một phần hoặc là toàn bộ tiền lương trước thời hạn phải thanh toán. Đây là một hình thức cho việc hỗ trợ tài chính cho nhân viên trong trường hợp cần thiết. Vậy theo quy định, mức tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp được tạm ứng tiền lương:
Ứng lương hay tạm ứng lương là việc người lao động nhận một phần hoặc là toàn bộ tiền lương trước thời hạn phải thanh toán. Đây là một hình thức cho việc hỗ trợ tài chính cho nhân viên trong trường hợp cần thiết, nhằm đáp ứng về nhu cầu chi tiêu và giải quyết các khó khăn tài chính trước khi mà nhận được khoản lương định kỳ. Ứng lương giúp nhân viên đối phó với những chi phí không mong đợi như bệnh tật, tai nạn hoặc những tình huống khẩn cấp khác. Ứng lương là một chính sách phúc lợi của doanh nghiệp nhằm để khuyến khích lao động và nâng cao năng suất làm việc của người lao động. Tuy nhiên, điều này sẽ không được khuyến khích do có thể làm ảnh hưởng đến việc lưu động vốn và dòng tiền của chính người sử dụng lao động. Việc ứng trước tiền lương cũng cần phải tuân thủ theo thỏa thuận của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 101
– Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do cả hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
– Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động phải tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa là không quá 01 tháng tiền lương theo
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì sẽ không được tạm ứng tiền lương.
– Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất là bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Khoản 3 Điều 97
Thêm nữa, tại khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Nghỉ hằng năm, Điều này quy định khi nghỉ hằng năm mà chưa có đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định ở tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
– Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian đang bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng sẽ không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho cả thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo các quy định trên thì những trường hợp sau người lao động được tạm ứng tiền lương:
– Trường hợp 1: Nằm trong điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nhau.
– Trường hợp 2: Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên.
– Trường hợp 3: Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương.
– Trường hợp 4: Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của cả hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng.
– Trường hợp 5: Người lao động bị tạm đình chỉ công việc.
2. Được tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu?
Như đã phân tích ở mục trên, có 05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương. Tuy nhiên, số tiền lương tạm ứng tối đa của mỗi trường hợp sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp được tạm ứng tiền lương nếu nằm trong điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Ở trường hợp này, pháp luật không quy định về số tiền tạm ứng tối đa, số tiền tạm ứng sẽ phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận với nhau, đặc biệt lưu ý ở trường hợp này số tiền tạm ứng không bị tính lãi.
– Đối với trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân (trừ trường hợp người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự). Ở trường hợp này, người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa là không quá 01 tháng tiền lương theo
– Đối với trường hợp người lao động nghỉ hằng năm. Ở trường hợp này, pháp luật chỉ quy định về số tiền tạm ứng tối thiểu (ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ), tức số tiền tạm ứng sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng không được thấp hơn tiền lương của những ngày nghỉ.
– Đối với trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán. Ở trường hợp này, người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa là bằng với khối lượng công việc đã làm trong tháng tính đến ngày tạm ứng tiền lương.
– Đối với trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc. Ở trường hợp này, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
3. Xử phạt khi không cho người lao động tạm ứng tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc:
Người lao động bị tạm đình chỉ công việc được quyền tạm ứng 50% tiền lương trước khi mà bị đình chỉ công việc. Nếu như người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng sẽ không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chi trả tiền tạm ứng lương đó chính là phải tạm ứng cho người lao động đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Nếu người sử dụng lao động không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động mà đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động mà đã có hành vi không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian đang bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thêm nữa, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương (bao gồm việc tạm ứng lương) là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động:
+ Cá nhân: bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Tổ chức: bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động:
+ Cá nhân: bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Tổ chức: bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động:
+ Cá nhân: bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Tổ chức: bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
– Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động:
+ Cá nhân: bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Tổ chức: bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
– Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên:
+ Cá nhân: bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Tổ chức: bị phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.
THAM KHẢO THÊM: