Hiện nay, Việt Nam ta đang mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, số lượng người nước ngoài vào làm việc và công tác tại Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó một số người đã phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội hay không?
Mục lục bài viết
1. Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ của nước Việt Nam. Như sau:
– Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời quy định của bộ luật hình sự cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, xảy ra trên tàu biển mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc các hành vi phạm tội xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế, thêm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề áp dụng trách nhiệm hình sự của các đối tượng này sẽ được giải quyết theo các Điều ước quốc tế, theo tập quán quốc tế đó. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế không quy định cụ thể, không có tập quán để điều chỉnh thì trách nhiệm hình sự của các đối tượng này sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Theo đó, đối với người phạm tội không thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao hoặc miễn trừ lãnh sự thì người nước ngoài phạm tội đó vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, có nhiều hình phạt khác nhau áp dụng đối với người phạm tội. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội. Theo đó:
– Hình phạt chính sẽ bao gồm: Hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không gian giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình;
– Hình phạt bổ sung sẽ bao gồm: Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, hình phạt cấm cư trú, hình phạt quản chế, tước một số quyền cơ bản của công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc trục xuất;
– Đối với mỗi tội phạm khác nhau, người phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.
Như vậy, trục xuất có thể là hình phạt chính hoặc cũng có thể là hình phạt bổ sung. Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hình phạt trục xuất. Theo đó:
– Trục xuất là hình phạt bắt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Trục xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Toà án áp dụng dưới hình thức là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có đưa ra khái niệm về người không quốc tịch. Theo đó, người không quốc tịch là người không có quốc tịch của nước Việt Nam và cũng không có quốc tịch của nước ngoài. Đồng thời, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam có thể bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổng hợp các điều luật nêu trên, có thể nói, người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. Đây cũng là đối tượng sẽ bị áp dụng hình thức trục xuất ra khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam nếu bị kết án, và trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với những người phạm tội.
Hay nói cách khác, người không quốc tịch hoàn toàn có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Các trường hợp áp dụng hình phạt trục xuất đối với người không có quốc tịch:
Theo phân tích nêu trên, trục xuất là hình phạt hoàn toàn có thể bị áp dụng đối với người không quốc tịch khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Người không quốc tịch sẽ bị áp dụng hình phạt trục xuất nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Người không quốc tịch có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất khi phạm tội. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hình phạt trục xuất, theo đó người không quốc tịch sẽ bị trục xuất với phương diện là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể theo quyết định có hiệu lực của Tòa án;
– Người không quốc tịch có thể sẽ bị trục xuất khi vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 thì trục xuất là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Việc vi phạm này được thực hiện trong lãnh thổ của Việt Nam, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc vùng thêm lục địa của Việt Nam, cũng có thể được thực hiện trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam;
– Khi không có giấy phép lao động trên lãnh thổ của Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 153 của
Theo đó, trong một số trường hợp nhất định, hoàn toàn có thể áp dụng hình phạt trục xuất đối với người không có quốc tịch. Khi đó, người bị trục xuất sẽ có các quyền và nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 142/2021/NĐ-CP. Cụ thể, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ có các quyền như sau:
– Sẽ có quyền được biết lý do tại sao mình bị trục xuất, có quyền nhận quyết định trục xuất chậm nhất trong khoảng thời gian 48h trước khi thi hành;
– Có quyền được yêu cầu người phiên dịch khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền;
– Được quyền mang theo các loại tài sản hợp pháp của mình rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo.
Bên cạnh đó, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cũng cần phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:
– Phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ quy định ghi nhận trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử lý trục xuất;
– Có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
– Tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan công an trong khoảng thời gian làm thủ tục trục xuất;
– Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, nghĩa vụ về hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật;
– Hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết để có thể rời khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
3. Người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
Công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, để có thể được nhập quốc tịch Việt Nam thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật Việt Nam, có thái độ tôn trọng truyền thống lịch sử văn hóa, tôn trọng thuần phong mỹ tục và tập quán của dân tộc Việt Nam;
– Cần phải biết tiếng Việt để có khả năng hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
– Đã thường trú trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên tính tới thời điểm làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
– Có khả năng đảm bảo đầy đủ cuộc sống tại Việt Nam.
Theo đó, người không quốc tịch cũng thuộc một trong những đối tượng có thể thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho những người không có quốc tịch có thể dễ dàng có được quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên người đó cần phải thỏa mãn một số điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam;
– Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo TTHC.
THAM KHẢO THÊM: