Phế liệu được xem là các loại vật liệu được thu hồi, được phân loại từ các sản phẩm đã bị loại bỏ sau quá trình sản xuất, tiêu dùng, phế liệu được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. Vậy bán phế liệu có cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng hay không?
Mục lục bài viết
1. Bán phế liệu có cần xuất hoá đơn GTGT hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về vấn đề áp dụng hóa đơn điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cụ thể như sau:
– Tổ chức kinh doanh thực hiện hoạt động kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương pháp khấu trừ sẽ xuất/điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, các cửa hàng ở các địa phương/tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để mua bán, hoặc các tổ chức kinh doanh sẽ xuất/điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau, các tổ chức kinh doanh xuất hàng hóa cho các cơ sở nhận làm đại lý bán hàng đúng giá, các đại lý bán hàng để hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và căn cứ vào chế độ hạch toán kế toán phù hợp, các cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong các cách thức sử dụng hóa đơn và chứng từ như sau:
+ Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và làm căn cứ kê khai trong quá trình nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
+ Sử dụng
– Cơ sở hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh, các cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng trong quá trình bán hàng cần phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật để giao cho người mua. Đồng thời, các cơ sở đó cần phải lập Bảng kê khai hàng hóa bán ra gửi về cho các cơ sở của hàng hóa điều chuyển hoặc gửi về cho các cơ sở của hàng hóa gửi bán (hay còn được gọi tắt là các cơ sở giao hàng), để các cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ, giao cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc/các chi nhánh/các cửa hàng và các cơ sở nhận làm đại lý bán hàng theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC, có quy định cụ thể về hoạt động xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Theo đó, người bán hàng hóa bắt buộc phải lập hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm cả trường hợp hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo, cho, biếu, tặng, trao đổi … Theo đó, cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi thu mua phế liệu. Đồng thời, thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thu mua phế liệu hiện nay được xác định là 10%.
Chính vì vậy, trong trường hợp hoạt động mua bán phê liệu, phế liệu tổng hợp, giấy phế liệu … thì đều phải thực hiện nghĩa vụ xuất hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, bán phế liệu vẫn cần phải xuất hoá đơn GTGT.
2. Những nội dung cần phải bảo đảm khi xuất hóa đơn bán phế liệu:
Phế liệu được xem là nguyên liệu hỏng được thải ra trong quá trình sản xuất, là nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất khác. Theo như phân tích nêu trên, bán phế liệu cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên, nội dung xuất hóa đơn bán hàng cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về hóa đơn chứng từ. Theo đó, hóa đơn cần phải bao gồm các nội dung sau đây:
– Tên hóa đơn, ký hiệu của hóa đơn, ký hiệu của mẫu số hóa đơn;
– Tên liên hóa đơn áp dụng đối với từng hóa đơn do các cơ quan thuế đặt in;
– Số hóa đơn;
– Tên của người bán, địa chỉ và mã số thuế của người bán;
– Tên của người mua, địa chỉ và mã số thuế của người mua;
– Tên, đơn vị tính, đơn giá hàng hóa, đơn giá dịch vụ, số lượng của hàng hóa và dịch vụ, thành tiền chưa có tính thuế giá trị gia tăng, thuế suất của thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, tổng số thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất nhất định, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng cần phải thanh toán, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đối với các loại hóa đơn cho cơ quan thuế đặt in thì trên hóa đơn đó bắt buộc phải có chữ ký của người bán và dấu của người bán kèm theo chữ ký của người mua. Còn đối với hóa đơn điện tử, trong trường hợp người bán được xác định là doanh nghiệp hoặc tổ chức thì chữ ký của người bán trên hóa đơn phải là chữ ký số của các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký, trong trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc chữ ký của người được cá nhân ủy quyền hợp pháp;
– Thời điểm lập hóa đơn, tuy nhiên cần phải lưu ý thời điểm lập hóa đơn cần phải được thể hiện dưới dạng ngày tháng năm dương lịch;
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
– Mã của các cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại và các nội dung khác có liên quan;
– Tên và mã số thuế của các tổ chức nhận in hóa đơn đối với các loại hóa đơn do các cơ quan thuế đặt in;
– Chữ viết trên hóa đơn, chữ số trên hóa đơn và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn;
– Các nội dung khác trên hóa đơn phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hoạt động hạch toán khi xuất hóa đơn bán phế liệu:
Công ty bán phế liệu sẽ căn cứ vào phiếu thu, căn cứ vào phiếu chi của hai bên để thực hiện hoạt động hạch toán đối với chiết khấu thanh toán. Các tài khoản chiết khấu thanh toán như sau:
– Bên bán sẽ thực hiện thủ tục hạch toán chiết khấu thanh toán vào tài khoản với mã số 635, tức là tài khoản chi phí tài chính;
– Bên mua sẽ thực hiện thủ tục thanh toán đối với kết cấu thanh toán được hưởng vào tài khoản mang mã số 515, tức là tài khoản doanh thu hoạt động tài chính.
Cụ thể như sau:
Đối với bên bán, căn cứ vào phiếu chi, căn cứ vào số tiền chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua khi người mua thanh toán trước thời hạn theo quy định của pháp luật và trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, định khoản. Cụ thể như sau:
– Nợ TK 635 – chi phí tài chính (tức là số tiền chiết khấu thanh toán);
– Có TK 313 (trong trường hợp bù trừ luôn vào tài khoản phải thu);
– Có TK 111 và TK 112 (trong trường hợp trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).
Đối với bên mua, căn cứ vào phiếu thu, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán thì chiết khấu thanh toán thực tế được nhận từ bên bán sẽ cần phải ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài khoản và định khoản. Cụ thể như sau:
– Nợ TK 331 – tức là chi phí phải trả cho người bán nếu giảm trừ công nợ;
– Nợ TK 111 và TK 112 – tức là tài khoản trả tiền mua hàng nếu nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản;
– Có TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính, tức là tất cả các khoản chiết khấu thanh toán được nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế;
– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư
THAM KHẢO THÊM: