Việc mua bán hàng hóa nguy hiểm hiện nay cũng diễn ra khá phổ biến trong tình tình thương mại trong nước và quốc tế đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát những mặt hàng hóa nguy hiểm này được pháp luật quy định rất chặt chẽ, đặc biệt trong khâu xếp, dỡ hàng hóa.
Mục lục bài viết
1. Quy định về xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện:
(1) Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa:
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện như sau:
– Đối với những hàng hóa nguy hiểm, người xếp, dỡ phải đảm bảo đúng quy định pháp luật.
– Đối với việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm: đảm bảo có thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn cũng như giám sát.
– Đối với việc lên sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phải phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm sẽ do thuyền trưởng quyết định.
– Tuyệt đối với những hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện không được xếp chung.
– Người vận chuyển hàng hóa phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải nếu như trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định có người áp tải.
– Thực hiện xếp, dỡ hàng hóa tiến hành tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt đối với những loại, nhóm hàng hóa nào nguy hiểm có quy định phải thực hiện xếp, dỡ, lưu giữ tại nơi riêng biệt.
– Thực hiện làm sạch kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa, không được để ảnh hưởng đến hàng hóa khác theo quy định sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
(2) Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
– Thực hiện đúng chỉ dẫn, quy định về việc bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
– Người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm.
– Tuyệt đối những loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện thì không được xếp chung.
– Thực hiện xếp, dỡ tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ hàng hóa riêng biệt.
– Người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải nếu như thuộc trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định bắt buộc phải có người áp tải.
– Thực hiện làm sạch kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa, không được để ảnh hưởng đến hàng hóa khác theo quy định sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
2. Phân nhóm những loại hàng hóa nguy hiểm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, hàng hóa nguy hiểm được phân loại thành 9 loại và nhóm loại, cụ thể gồm:
Loại/nhóm | Chi tiết |
Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ | |
Nhóm 1.1 | Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng. |
Nhóm 1.2 | Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng. |
Nhóm 1.3 | Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng. |
Nhóm 1.4 | Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể. |
Nhóm 1.5 | Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng. |
Nhóm 1.6 | Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng. |
Loại 2: Khí | |
Nhóm 2.1 | Khí dễ cháy. |
Nhóm 2.2 | Khí không dễ cháy, không độc hại. |
Nhóm 2.3 | Khí độc hại. |
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy. | |
Loại 4. | |
Nhóm 4.1 | Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy. |
Nhóm 4.2 | Chất có khả năng tự bốc cháy. Nhóm 4.3 |
Nhóm 4.3 | Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy. |
Loại 5 | |
Nhóm 5.1 | Chất ôxi hóa. |
Nhóm 5.2 | Perôxít hữu cơ. |
Loại 6 | |
Nhóm 6.1 | Chất độc. |
Nhóm 6.2 | Chất gây nhiễm bệnh. |
Loại 7: Chất phóng xạ. | |
Loại 8: Chất ăn mòn. | |
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác. |
3. Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm có phải có chứng nhận?
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đáp ứng điều kiện sau:
– Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: đảm bảo được tập huấn, phải hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định và được cấp Giấy chứng nhận.
– Đối với người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm: đảm bảo được tập huấn, hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi và phải được cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì đối với người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm sẽ cần phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn tương ứng với tính chất công việc của mình.
4. Xin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
Theo quy định, đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần thực hiện xin Giấy phép. Theo đó, trình tự xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu).
– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (bản sao) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (bản sao).
– Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển (bản sao hoặc bản chính).
– Trường hợp vận chuyển theo chuyến thì cần có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao).
– Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (bản sao hoặc bản chính).
– Trường hợp vận chuyển theo chuyến thì cần có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt nếu như vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
– Phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển (bản sao hoặc bản chính). Lưu ý nội dung chính của phương án phải bao gồm tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (bản sao hoặc bản chính); hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm đối với những hàng hóa theo quy định phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, cá nhân, cơ sở kinh doanh sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết thủ tục hành chính và kiểm tra hồ sơ có đầy đủ, hợp lệ không, thực hiệ trả lời cho tổ chức, cá nhân ngay khi đến nộp hồ sơ.
– Trường hợp nộp hồ sơ online trên hệ thống: trong 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền giải quyết xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời cho cá nhân, tổ chức.
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Nếu cơ quan có thẩm quyền không thực hiện cấp Giấy phép cho cá nhân, tổ chức: phải có văn bản và nêu rõ lý do.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
THAM KHẢO THÊM: