Trên thực tế, đại lý bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mô hình kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm được xem là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các khách hàng tiềm năng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, chứng chỉ đại lý bảo hiểm có mấy loại? Và thời hạn của chứng chỉ đại lý bảo hiểm là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có mấy loại?
Trước hết, pháp luật đã quy định cụ thể về cách thức phân loại đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, có quy định cụ thể về chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Theo đó, chứng chỉ đại lý bảo hiểm sẽ có các loại bao gồm:
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó thì có thể nói, chứng chỉ đại lý bảo hiểm hiện nay bao gồm 06 loại theo như phân tích nêu trên. Cụ thể bao gồm: Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị, chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải, chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe và chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không.
2. Thời hạn của chứng chỉ đại lý bảo hiểm là bao lâu?
Bên cạnh cách thức phân loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo như phân tích nêu trên, pháp luật còn quy định cụ thể về thời hạn của chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, có quy định cụ thể về thời hạn của chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Theo đó, chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2023 thì sẽ được sử dụng đến hết giai đoạn ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Theo đó thì có thể nói, đối với các loại chứng chỉ bảo hiểm được cấp trước giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2023, thi chứng chỉ bảo hiểm đó sẽ được sử dụng cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Đồng thời, trong thời gian chưa được thực hiện thủ tục chuyển đổi sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2023 sẽ được quy đổi như sau:
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cung cấp sẽ có giá trị tương đương với chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
– Các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cung cấp sẽ có giá trị tương đương với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
– Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về phí bảo hiểm nhân thọ cung cấp sẽ có giá trị tương đương với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải và chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không căn cứ theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
3. Các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm được sử dụng như nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, có quy định cụ thể về cách sử dụng của các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Theo đó, các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm được sử dụng như sau:
– Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản, theo quy định của pháp luật thì loại chứng chỉ này sẽ được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, ngoại trừ trường hợp sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;
– Đối với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị, theo quy định của pháp luật thì loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm này sẽ được sử dụng để thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;
– Đối với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, theo quy định của pháp luật thì loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm này sẽ được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, các loại sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời gian từ 01 năm trở xuống, các loại hình sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong của con người có thời hạn sử dụng từ một năm trở xuống, loại trừ trường hợp sản phẩm bảo hiểm hàng hải và các loại sản phẩm bảo hiểm hàng không;
– Đối với loại hình chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải, theo quy định của pháp luật thì loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm này sẽ được sử dụng để thực hiện cho hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải;
– Đối với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không, theo quy định của pháp luật thì loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm này sẽ được sử dụng để thực hiện cho hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực hàng không;
– Đối với loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe, theo quy định của pháp luật thì loại hình chứng chỉ đại lý bảo hiểm này sẽ được sử dụng để thực hiện cho hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại sản phẩm bảo hiểm sức khỏe con người và các loại sản phẩm bảo hiểm rủi ro tử vong cho con người có thời gian từ 01 năm trở xuống.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, có quy định cụ thể về nội dung đào tạo của chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Theo đó, nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm sẽ bao gồm các nội dung sau:
– Các nội dung liên quan đến kiến thức chung về đại lý bảo hiểm, nguyên lý nghề nghiệp bảo hiểm sao cho phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
– Quy tắc đào tạo, quy tắc ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm;
– Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô;
– Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm tương ứng với từng loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
– Kỹ năng hành nghề đại lý bảo hiểm, kỹ năng thực hành đại lý bảo hiểm;
– Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị, hoặc nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải, hoặc nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không trong trường hợp đã có loại chứng chỉ này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
THAM KHẢO THÊM: