Khi thị trường lao động ngày càng phát triển, người nước ngoài có nhu cầu sinh sống lâu dài và làm việc ổn định trên lãnh thổ của Việt Nam. Người lao động nước ngoài là công dân của một nước khác làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới đây là mẫu quyết định nghỉ việc dành cho người nước ngoài mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định nghỉ việc cho người nước ngoài mới nhất:
Khi các công ty thuê người lao động là người nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp của mình thì đồng nghĩa với việc, công ty cần phải có trách nhiệm với người nước ngoài đó. Trong quá trình làm việc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, người nước ngoài có nhu cầu nghỉ việc hoặc công ty đơn phương chấm dứt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
(V/v cho thôi việc đối với người lao động)
Căn cứ
Căn cứ
Xét đơn xin nghỉ việc của Ông/Bà …
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay cho Ông/Bà …
Giữ chức vụ: … Bộ phận …
Được nghỉ việc từ ngày …
Lý do …
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ông/Bà …, phòng Hành chính nhân sự và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ông/Bà có tên tại điều 1; – Phó Giám Đốc …; – Phòng Hành chính nhân sự; – Lưu: … | Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Thủ tục khi người lao động nước ngoài nghỉ việc:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về những trường hợp người lao động nước ngoài được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của
– Cần phải thực hiện trách nhiệm báo trước ít nhất 45 ngày nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Cần phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Cần phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành nghề và một số công việc đặc thù thì thời gian báo trước sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ.
Đồng thời, người lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy nhiên không cần phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Không được bố trí làm việc theo đúng công việc, theo đúng địa điểm hoặc không được đảm bảo đầy đủ điều kiện chế độ làm việc theo sự thỏa thuận ban đầu, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 29 của
– Không được trả đầy đủ tiền lương, hoặc trả lương không đúng thời hạn, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 97 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, người sử dụng lao động có hành vi hoặc có lời nói nhục mạ, có hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm, bị người sử dụng lao động cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Lao động nữ mang thai cần phải nghỉ việc căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp các thông tin câu trung thực làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động của người lao động.
Đồng thời, quá trình nghỉ phép của người lao động nước ngoài cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, thủ tục khi người lao động nước ngoài nghỉ việc sẽ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động năm 2019 và căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục khi người lao động nước ngoài nghỉ việc, theo đó thì người lao động nước ngoài nghỉ việc sẽ cần phải thu hồi giấy phép lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về vấn đề thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài khi nghỉ việc. Theo đó, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động sẽ cần phải có trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội hoặc Sở lao động thương binh và xã hội đã cấp giấy phép lao động đó, kèm theo các loại giấy tờ và văn bản nêu rõ lý do thu hồi.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân bảo lãnh. Theo đó, cần phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp các loại giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn tuy nhiên không còn nhu cầu bảo lãnh trong khoảng thời gian tạm trú trên lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng để yêu cầu người nước ngoài đó xuất cảnh.
Theo đó thì có thể nói, khi người lao động nước ngoài nghỉ việc trên lãnh thổ của Việt Nam, người sử dụng lao động cần phải ngay lập tức thông báo với các cơ quan có thẩm quyền quản lý xuất nhập cảnh, sau đó tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã yêu cầu người nước ngoài đó xuất cảnh.
3. Cách tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng thế nào?
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam sau khi hết hợp đồng lao động sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, công thức tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi hết thời hạn của hợp đồng lao động sẽ được áp dụng như sau:
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động sẽ được tính theo năm, tức là cần phải đủ 12 tháng. Trong trường hợp có tháng là ít hơn hoặc có tháng lẻ bằng 06 tháng thì sẽ được tính bằng nửa (1/2) năm, trong trường hợp có tháng lẻ trên 06 tháng thì sẽ được tính tròn bằng 01 năm làm việc căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 10180/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: