Theo quy định của pháp luật hiện nay, chi nhánh doanh nghiệp được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Vậy chi nhánh doanh nghiệp có được quyền trực tiếp ký kết hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh được quyền trực tiếp ký kết hợp đồng lao động không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về chi nhánh doanh nghiệp, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
– Chi nhánh là khái niệm để chỉ các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh của chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh của chi nhánh cần phải trùng khớp và tương đương với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp;
– Văn phòng đại diện là khái niệm để chỉ các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền, xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó của các doanh nghiệp. Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật sẽ không được phép thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật là nơi các doanh nghiệp tiến hành trực tiếp hoạt động kinh doanh một cách cụ thể trên thực tế.
Trong khi đó, căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về pháp nhân, theo đó một tổ chức ra được coi là có tư cách pháp nhân khi tổ chức đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật về dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Tổ chức có cơ cấu căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, độc lập với pháp nhân khác, có khả năng tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình;
– Tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo đó thì có thể nói, chi nhánh và văn phòng đại diện đều được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp, hoạt động của chi nhánh sẽ được thực hiện dựa trên quan hệ ủy quyền của doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh không được phép tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập, vì vậy chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có đưa ra khái niệm về hợp đồng. Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo như phân tích nêu trên, mặc dù chi nhánh không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên chi nhánh vẫn hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng và trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, người đứng đầu chi nhánh hoặc người đứng đầu văn phòng đại diện cần phải thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi đại diện và trong thời gian được ủy quyền.
Theo đó, người đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh ký kết hợp đồng, quyền này chỉ có thể phát sinh khi có quan hệ ủy quyền của người đại diện của doanh nghiệp. Khi các chi nhánh tiến hành hoạt động ký kết một số hợp đồng, trong đó có
Vì vậy, chi nhánh được xem là đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp, có chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh cũng cần phải đúng với ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, các chi nhánh được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng với người lao động thì sẽ có quyền đứng ra ký kết hợp đồng với người lao động.
Vì vậy, chi nhánh hoàn toàn có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng với người lao động khi được doanh nghiệp ủy quyền, hoạt động ký kết hợp đồng lao động với người lao động nằm trong phạm vi ủy quyền mà chi nhánh được quyền thực hiện.
2. Chi nhánh doanh nghiệp muốn hoạt động thì thực hiện đăng ký như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Văn bản hợp nhất
– Doanh nghiệp sẽ có quyền thành lập chi nhánh, có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một chi nhánh hoặc nhiều chi nhánh, một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính nhất định;
– Trong trường hợp thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện trong nước, các doanh nghiệp cần phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, đăng ký hoạt động văn phòng đại diện đến các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đặt chi nhánh, đặt văn phòng đại diện. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
+ Thông báo thành lập chi nhánh, thông báo thành lập văn phòng đại diện theo mẫu do pháp luật quy định;
+ Bản sao của quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, bản sao về biên bản họp trong quá trình thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện của các doanh nghiệp;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện.
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xem xét tính hợp lý của hồ sơ, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, hoạt động văn phòng đại diện cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cần phải thông báo bằng văn bản về các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì cần phải thông báo bằng văn bản cho các doanh nghiệp, trong thông báo đó cần phải nêu rõ lý do chính đáng.,
– Doanh nghiệp sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chịu trách nhiệm về vấn đề đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày có sự thay đổi;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày có quyết định địa điểm kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thực hiện trách nhiệm thông báo địa điểm kinh doanh đến các cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo đó thì có thể nói, khi các doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh thì cần phải thực hiện thủ tục theo như phân tích nêu trên.
3. Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân. Cụ thể như sau:
– Chi nhánh và văn phòng đại diện được xem là các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, chi nhánh và văn phòng đại diện không phải là pháp nhân;
– Chi nhánh có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của pháp nhân;
– Văn phòng đại diện có trách nhiệm và nghĩa vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của pháp nhân;
– Quá trình thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân sẽ cần phải được thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật, quá trình đó cần phải được công bố công khai;
– Người đứng đầu văn phòng đại diện, người đứng đầu chi nhánh thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi ủy quyền và trong thời hạn ủy quyền;
– Pháp nhân có quyền, có nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch dân sự do chi nhánh, giao dịch dân sự do văn phòng đại diện xác lập và thực hiện.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, chi nhánh doanh nghiệp là các đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc thực hiện toàn bộ chức năng của pháp nhân.
Rõ ràng, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, chi nhánh chỉ có thể thực hiện một phần hoặc thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của pháp nhân khi được doanh nghiệp ủy quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: