Theo quy định của pháp luật, trục xuất vừa được xem là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung áp dụng đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài phạm tội, bắt buộc các đối tượng đó trong thời gian nhất định phải rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam. Dưới đây là các trường hợp được kéo dài thời gian thi hành án trục xuất.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được kéo dài thời gian thi hành án trục xuất:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hình phạt trục xuất đối với người phạm tội. Cụ thể như sau:
– Trục xuất là hình phạt áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội, là hình thức bắt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định;
– Trục xuất được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án áp dụng đối với người phạm tội, nó có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về các hình phạt đối với người phạm tội. Cụ thể như sau:
– Hình phạt chính bao gồm các hình phạt sau: Hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, trục xuất hoặc tử hình;
– Hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc cấm là một công việc trong thời gian nhất định, cấm rời khỏi nơi cư trú, hình phạt quản chế, tước một số quyền cơ bản công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền, trục xuất;
– Đối với mỗi tội phạm khác nhau, người phạm tội sẽ chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Theo đó thì có thể nói, trục xuất người phạm tội là một trong những hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài khi họ bị kết án bởi bản án của Toà án, bắt buộc người đó trong một khoảng thời gian nhất định phải rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam.
Theo đó, pháp luật đã ghi nhận một số trường hợp được phép kéo dài thời gian thi hành án trục xuất. Căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về việc thực hiện biện pháp bắt buộc rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Đến thời hạn người chấp hành án bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh sẽ cần phải phối hợp với các cơ quan quản lý, bộ ban ngành trong lĩnh vực xuất nhập cảnh để tiến hành hoạt động kiểm tra căn cước của người phải chấp hành án trục xuất theo bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án, tiếp tục áp giải người phải thi hành án đến địa điểm xuất cảnh, bắt buộc người đó rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam. Người chấp hành án phạt trục xuất sẽ được quyền mang theo các loại tài sản hợp pháp của mình khi rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất, cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh cần phải thông báo bằng văn bản về việc thi hành án phạt trục xuất cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, gửi thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp và các trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để nắm bắt và lưu giữ hồ sơ;
– Tòa án ra quyết định thi hành án trục xuất là cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam đối với người chấp hành án khi họ thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Người phải chấp hành án được xác định là người đang ốm nặng, đang phải cấp cứu không thể đi lại được, đồng thời được các cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên xác nhận;
+ Người chấp hành án thuộc trường hợp phải chấp hành các bản án khác hoặc phải thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Có lý do chính đáng chưa thể rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lý do đó được thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh xác nhận.
– Trong phải thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định kéo dài thời gian buộc phải rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam đối với người phải thi hành án trục xuất, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cần phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh nơi tòa án đã ra quyết định thi hành án đặt trụ sở, đồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó thì có thể nói, tòa án có thể ra quyết định kéo dài thời gian thi hành án trục xuất đối với người nước ngoài phạm tội khi thuộc một trong 03 trường hợp nêu trên.
2. Xử lý khi người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí trục xuất:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về chi phí trục xuất. Căn cứ theo quy định tại Điều 124 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về chi phí trục xuất.
Theo đó, người chấp hành án phạt trục xuất sẽ cần phải chịu chi phí về vé ô tô, vé tàu hỏa, vé máy bay, vé tàu biển … trong quá trình rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có đủ khả năng để tự chịu các khoản chi phí nêu trên thì cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh sẽ cần phải phối hợp với các bộ ban ngành có liên quan, phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, yêu cầu các cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế mà người đó làm việc/công tác, cơ quan và tổ chức đã bảo lãnh cho người đó vào lãnh thổ của Việt Nam giải quyết tất cả các khoản kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất trở về nước.
Trong trường hợp đã yêu cầu các cơ quan nêu trên, tuy nhiên cơ quan và tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí, tuy nhiên vì lý do an ninh quốc phòng cần phải trục xuất người phạm tội ngay lập tức, thì thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh sẽ báo cáo ngay cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ công an để đưa ra quyết định cuối cùng, quyết định việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để chi trả vé máy bay, vé tàu biển, vẽ ô tô, vé tàu hỏa cho người phải chấp hành án phạt trục xuất.
Theo đó thì có thể nói, về bản chất, người chấp hành án phạt trục xuất cần phải tự chịu chi phí về vé máy bay, vé ô tô, vé tàu biển, vé tàu hỏa để có thể rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người chấp hành án phạt trục xuất không có đủ khả năng để tự chi trả các khoản kinh phí đó, thì cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh sẽ yêu cầu các cơ quan sau đây thực hiện hoạt động chi trả chi phí;
– Yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, yêu cầu cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch;
– Yêu cầu cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế mà người đó đang làm việc và công tác;
– Yêu cầu các cơ quan hoặc tổ chức đã thực hiện thủ tục bảo lãnh người đó vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Hoặc trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh sẽ báo cáo lên cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ công an để đưa ra quyết định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi trả các khoản chi phí cho người chấp hành án phạt trục xuất rời khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
3. Thành phần hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có các tài liệu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về thành phần hồ sơ thi hành án phạt trục xuất. Theo đó, sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Bản án có hiệu lực pháp luật được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất được xác định là hình phạt bổ sung;
– Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao các loại giấy tờ tài liệu có giá trị thay thế cho hộ chiếu của người chấp hành án phạt trục xuất;
– Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt hoặc các nghĩa vụ khác trên lãnh thổ Việt Nam;
– Các tài liệu và giấy tờ khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Luật Thi hành án hình sự 2019.
THAM KHẢO THÊM: