Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân là một chủ thể có quan hệ pháp luật và phân biệt với những tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Văn phòng luật sư là một trong những tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật luật sư. Vậy văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?
Mục lục bài viết
1. Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:
– Phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
– Phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác.
– Phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Đảm bảo cơ cấu tổ chức: phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Ngoài ra, pháp nhân cũng có những cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Căn cứ khoản 3 Điều 32
– Đối với luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư: kinh nghiệm đảm bảo ít nhất 02 năm hành nghề liên tục làm việc theo
– Đảm bảo phải có trụ sở làm việc.
– Một luật sư chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Dẫn chiếu đến Điều 33 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định về văn phòng luật sư như sau:
– Văn phòng luật sư được thành lập bởi một luật sư thành lập. Tổ chức, hoạt động của văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Luật sư thành lập văn phòng luật sư chính là Trưởng văn phòng. Người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Lưu ý: Trưởng văn phòng luật sư cũng chính là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn phòng luật sư không có tư cách phấp nhân vì văn phòng luật sư không có tài sản riêng theo quy định về điều kiện của một pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm?
Căn cứ Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm văn phòng luật sư và công ty luật. Cụ thể như sau:
(1) Văn phòng luật sư:
– Văn phòng luật sư được thành lập bởi một luật sư thành lập. Tổ chức, hoạt động của văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Luật sư thành lập văn phòng luật sư chính là Trưởng văn phòng. Người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
– Trưởng văn phòng luật sư cũng chính là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
– Điều kiện về tên của văn phòng luật sư: sẽ do Luật sư lựa chọn nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định của
+ Cụm từ “văn phòng luật sư”.
+ Lưu ý tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Văn phòng luật sư có con dấu và tài khoản theo quy định.
(2) Công ty luật:
– Loại hình công ty luật bao gồm: công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
– Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
– Đối với loại hình công ty luật hợp danh: đảm bảo phải do ít nhất 02 luật sư thành lập; không có thành viên góp vốn.
– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: gồm
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do ít nhất hai luật sư thành lập.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên: do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
– Thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: sẽ thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.
– Điều kiện về tên: sẽ có các thành viên của công ty lựa chọn. Tuy nhiên, tên phải đảm bảo quy định có cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.
Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động như thế nào?
(i) Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư:
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư là Sở tư pháp tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Đối với công ty nào có luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
(ii) Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu thống nhất);
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật.
– Chứng chỉ hành nghề luật sư (bản sao); Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật (bản sao).
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tại mục (i).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian giải quyết là trong 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Nếu Sở tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:
TP-LS-02 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ/CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)…….
Tôi tên là (ghi bằng chữ in hoa): …….
Giới tính: ……..Ngày sinh: …/…/……
Thẻ luật sư số: ……….. Cấp ngày: …/…/……….
Là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố): ………..
Địa chỉ thường trú: ………..
Chỗ ở hiện nay: ………..
Điện thoại: ………. Email: …….
Đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên với nội dung sau đây:
1. Tên gọi dự kiến của văn phòng luật sư/công ty luật (tên gọi đầy đủ của văn phòng luật sư/công ty luật ghi bằng chữ in hoa; lựa chọn ít nhất 03 tên ghi theo thứ tự ưu tiên):
Tên giao dịch (nếu có): ……….
Tên viết tắt (nếu có): ……….
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………..
2. Địa chỉ trụ sở: ………..
Số điện thoại:……..Fax:……..Email:………
Website: ………
Người đại diện theo pháp luật: ………..
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………..
Giới tính: ………. Ngày sinh: …/…/………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …….
Ngày cấp: …/…/…… Nơi cấp: ……..
Địa chỉ thường trú: …………
Chỗ ở hiện nay: ………
Thẻ luật sư số ………. do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày: …./……/……….
Là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố): ………
4. Lĩnh vực hành nghề:………..
5. Mẫu chữ ký của người dự kiến là Trưởng văn phòng luật sư/Giám đốc công ty:
Chữ ký mẫu thứ nhất
Họ và tên:…….. | Chữ ký mẫu thứ hai
Họ và tên:………. |
Tôi cam kết nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định./.
| Tỉnh (thành phố), ngày tháng năm |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật luật sư.
THAM KHẢO THÊM: