Theo quy định của pháp luật hiện nay, án phí là khái niệm để chỉ toàn bộ số tiền mà đương sự cần phải nộp khi tòa án giải quyết một vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Vậy có được phép ủy quyền cho người thân nhận để lại án phí hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền cho người thân nhận lại án phí không?
Trước hết, pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về vấn đề đại diện theo ủy quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đại diện theo ủy quyền. Cụ thể như sau:
– Các cá nhân, pháp nhân có thể thực hiện thủ tục ủy quyền cho các cá nhân, pháp nhân khác để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự;
– Các thành viên của hộ gia đình, thành viên của tổ hợp tác, thành viên của các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận với nhau để cô giáo cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền để có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình, thành viên của tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân;
– Những đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó bắt buộc phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về người đại diện. Cụ thể như sau:
– Người đại diện trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc cũng có thể là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Người đại diện theo pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự được xác định là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ngoại trừ những trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
– Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác cũng sẽ được xem là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của những người được bảo vệ. Tổ chức đại diện tập thể lao động sẽ được coi là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động để khởi kiện vụ án lao động, tham gia vào quá trình tố tụng dân sự tại tòa án khi quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm bởi người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể người lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, đồng thời tham gia vào quá trình tố tụng dân sự khi được người lao động ủy quyền;
– Trong trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp và trong cùng một đơn vị, thì họ sẽ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt cho mình khởi kiện vụ án lao động và tham gia vào quá trình tố tụng dân sự tại tòa án;
– Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự được xác định là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đối với thủ tục ly hôn, đương sự sẽ không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Trường hợp cha mẹ, người thân thích khác yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì họ sẽ được xem là người đại diện.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Cụ thể như sau:
– Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của các đương sự trong phạm vi mà mình đại diện;
– Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của các đương sự theo nội dung ghi nhận trong văn bản ủy quyền.
Theo đó thì có thể nói, tổng hợp tất cả các điều luật nêu trên, việc nhận lại anh phí của đơn sự không thuộc một trong những trường hợp bị cấm ủy quyền. Vì vậy, hoàn toàn có thể làm văn bản ủy quyền cho người thân nhận lại án phí tại tòa án.
2. Có được ủy quyền cho người thân nhận nộp tiền án phí không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ chịu án phí. Cụ thể như sau:
– Các đương sự sẽ có trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của các đương sự đó không được tòa án chấp nhận, ngoại trừ trường hợp đương sự được miễn án phí sơ thẩm hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm;
– Trong trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, đồng thời các đương sự có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết phân chia tài sản chung đó, thì mỗi đương sự sẽ cần phải chịu trách nhiệm nộp án phí sơ thẩm tương ứng với phần giá trị phần tài sản mà họ được hưởng;
– Trước khi mở phiên tòa xét xử, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cần phải tiến hành thủ tục hòa giải, nếu các đương sự thỏa thuận thành công với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ sẽ chỉ cần phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm;
– Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn bắt buộc phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án chấp nhận yêu cầu hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cá thuận tình ly hôn thì mỗi bên đường sự sẽ phải chịu 1/2 phần án phí sơ thẩm;
– Trong vụ án có được sự được miễn án phí sơ thẩm thì các đương sự khác vẫn sẽ phải có trách nhiệm nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu;
– Trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của các đương sự sẽ được quyết định cụ thể sau khi vụ án đó được tiếp tục giải quyết.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, nghĩa vụ nộp án phí được xem là nghĩa vụ tố tụng dân sự của các đương sự, nghĩa vụ nộp án phí không thuộc một trong những trường hợp không được ủy quyền cho người khác, vì vậy, hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nộp tiền án phí sơ thẩm tại tòa án.
3. Thủ tục ủy quyền cho người thân nhận lại án phí, nộp án phí:
Trình tự và thủ tục ủy quyền cho người thân nhận lại án phí sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
Bước 1: Các bên có nhu cầu ủy quyền cho người thân nhận lại án phí sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Thành phần hồ sơ ủy quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
–
– Giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy tờ của đối tượng được ủy quyền;
– Tuy nhiên cần phải lưu ý, mang theo đầy đủ các loại giấy tờ bản gốc để tiến hành hoạt động đối chiếu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ, để có thể tiến hành hoạt động công chứng ủy quyền, các bên cần phải đến các tổ chức hành nghề công chứng, đó có thể là văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Cũng giống như các loại hợp đồng khác, công chứng hợp đồng ủy cho người thân nhận lại án phí sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ cần phải tiến hành thủ tục xác minh và có những nội dung phức tạp thì hoạt động ủy quyền có thể kéo dài, tuy nhiên không được phép kéo dài quá 10 ngày làm việc. Đồng thời, trong trường hợp công chứng
Bước 3: Đóng phí công chứng và thù lao công chứng. Phí công chứng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: