Hiện nay, tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tài sản và tính mạng. Vậy, Việt Nam xây dựng đề xuất quy định trừ điểm bằng lái tài xế vi phạm có đem lại hiệu quả trong việc khắc phục vấn đề này. Nội dung xây dựng đề xuất quy định trừ điểm bằng lái tài xế vi phạm có thông tin gì?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng việc áp dụng hình thức trừ điểm trên giấy phép lái xe trên các quốc gia trên thế giới:
Hành vi vi phạm của cá nhân khi tham gia giao thông thì nộp phạt là hình thức xử phạt không thể tránh khỏi, bên cạnh đó một số quốc gia còn áp dụng thêm hình thức trừ điểm trên giấy phép lái xe trên các quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, Luật Dương Gia đưa ra một số quốc gia tiêu biểu đã áp dụng hình thức này trong việc quản lý giao thông như sau:
– Áp dụng tại Mỹ
Quốc gia đầu tiên cần được nhắc đến khi áp dụng hình thức trừ điểm trên giấy phép lái xe là tại Mỹ, tại mỗi bang của nước Mỹ sẽ được áp dụng cách tính điểm bằng lái và trừ điểm khác nhau, để từ đó cá nhân có thể sẽ bị treo bằng lái theo thời hạn hoặc tước bằng lái vĩnh viễn. Không chỉ thế, cơ quan chức năng được trao thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt khác, như phạt tiền, phạt tù, lao động công ích với người vi phạm,…
Đơn cử việc áp dụng hình thức này tại bang Arizona, cá nhân vi phạm giao thông sẽ bị trừ 8 điểm trong 12 tháng sẽ bị treo bằng lái hoặc bắt buộc phải tham gia khóa học kỹ năng sinh tồn khi tham gia giao thông. Trong trường hợp bị trừ 24 điểm trở lên trong vòng 36 tháng, người vi phạm sẽ bị treo bằng 12 tháng.
Còn đối với hành vi vi phạm tại bang California, hoặc có thêm hành vi không tuân theo hiệu lệnh của CSGT sẽ bị phạt 1 điểm, sử dụng rượu hoặc chất kích thích khi lái xe bị trừ 2 điểm… Công dân khi vi phạm bị trừ quá 4 điểm trong 12 tháng, 6 điểm trong 24 tháng, hoặc 8 điểm trong 36 tháng sẽ bị treo bằng lái…
– Hình thức trừ điểm bằng lái xe cũng đã được áp dụng tại Châu Âu:
Tại các nước ở Châu Âu cũng đã có nhiều quốc gia nhận ra được tính hợp lý, hiệu quả của hình thức này và áp dụng trên thực tế, có thể kể: nước Anh, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Pháp, và Tây Ban Nha; các quốc gia này đề quy định người vi phạm bị trừ đến một số điểm nhất định sẽ bị treo bằng lái trong thời hạn nhất định, hoặc tịch thu bằng lái vĩnh viễn nếu hành vi vi phạm nghiêm trọng;
Ví dụ: nước Anh cũng tính điểm bằng lái theo thang 12 điểm. Tài xế sẽ bị cấm lái xe nếu có án vi phạm luật giao thông nghiêm trọng, hoặc liên tục bị trừ 12 điểm trong vòng 3 năm. Điểm trừ sẽ được lưu trên bằng lái trong 4-11 năm, tùy loại vi phạm. Còn trong trường hợp người lái mới sẽ bị treo hoặc tước bằng nếu mất từ 6 điểm trở lên trong vòng 2 năm kể từ khi có bằng lái.
Có thể thấy, hình thức trừ điểm bằng lái tài xế khi vi phạm không còn xa lạ với các quốc gia trên thế giới vì tính hiệu quả, ưu điểm khi thực hiện thực tế. Chính vì vậy, Việt Nam cũng đang có những đề xuất để học hỏi hình thức này hỗ trợ cho quá trình quản lý giao thông, bạn đọc có thể tham khảo các nội dung được trình bày dưới đây.
2. Đề xuất quy định trừ điểm bằng lái tài xế vi phạm:
Để có thể được Quốc hội chấp thuận cho thông qua dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì Bộ Công an đã nhanh chóng lập nên dự thảo báo cáo Quốc hội giải trình một số nội dung của dự luật được đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XV vừa qua. Trong đó, Bộ Công an cho biết sẽ bổ sung quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) trong quá trình quản lý trật tự an toàn giao thông. Và việc quy định điểm, trừ điểm GPLX vào dự luật là cần thiết.
Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX. Dự kiến mỗi người sẽ có 12 điểm/năm. Việc đề xuất này được đánh giá tích cực, góp phần nâng cao ý thức và kỹ năng của người tham gia giao thông, xét trên thực tế thì có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Sở dĩ, nhận thấy sự cần thiết áp dụng hình thức này vì một số nguyên nhân sau:
+ Việt Nam là một trong các quốc gia có số vụ tai nạn lớn một phần do tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông hiện nay diễn ra rất phổ biến; Bên cạnh đó cũng phải nói đến ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém. Tính trung bình hàng năm, lực lượng CSGT đã xử lý trên 3 triệu trường hợp vi phạm.
+ Tai nạn giao thông trong nước vẫn còn ở mức cao và số lượng vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người vẫn chưa được giảm thiểu tối đa, mà một trong các nguyên nhân chủ yếu là do lỗi của người lái xe không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ, như vi phạm lỗi tốc độ, trong máu có chứa nồng độ còn và tham gia lái xe, lỗi thiếu quan sát,..
+ Về vấn đề quản lý người lái xe khi được sát hạch cũng chưa có sự chặt chẽ bởi vì quá trình để cấp giấy phép lái xe hiện nay đang bị buông lỏng, cơ quan chức năng chưa xây dựng được các biện pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là quản lý việc chấp hành pháp luật của người lái xe khi tham gia giao thông. Dẫn đến tiềm ẩn những nguy hiểm khi cá nhân tham gia giao thông;
Lưu ý rằng:
– Bộ Công an cũng đã nhấn mạnh việc áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe sẽ là một biện pháp quản lý nhà nước (không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính), với mục đích là đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình hiện nay;
Đồng thời cũng hỗ trợ quá trình quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho đến quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, việc vi phạm và tái phạm; Khi trừ điểm bằng lái xe cũng phần nào đem lại hiệu quả nâng cao ý thức của người tham gia giao thông;
– Về việc trừ điểm đối với các lỗi hành vi, Bộ Công an cho biết khi xử phạt, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao. Mức trừ điểm cụ thể trong một lần vi phạm sẽ được nghiên cứu quy định cụ thể, đảm bảo không trùng chéo với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp GPLX còn điểm, người lái xe tiếp tục được phép điều khiển phương tiện, sau một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất nếu GPLX còn điểm thì được phục hồi số điểm ban đầu. Việc này không tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống hằng ngày của người dân, vẫn quản lý được quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.
3. Thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm sẽ bảo đảm đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà:
Đề xuất quy định trừ điểm bằng lái tài xế vi phạm không chỉ phân tích được sự cần thiết khi áp dụng hình thức này trên thực tế mà còn phải đề cập đến thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục, thực hiện trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe. Về vấn đề này thì Bộ Công an cho hay Chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể.
Việc này thực hiện trên tinh thần sẽ quy định cụ thể các hành vi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao, người vi phạm sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe, mức trừ điểm cụ thể trong một lần vi phạm sẽ được nghiên cứu quy định cụ thể.
Thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm sẽ bảo đảm đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người vi phạm, theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hệ thống cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi có quyết định xử phạt (đối với hành vi vi phạm có quy định trừ điểm), đảm bảo quyền lợi của tài xế sẽ nhận được thông báo của cơ quan xử phạt về việc giấy phép lái xe bị trừ điểm.
Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ tự động trừ điểm (không có sự tiếp xúc giữa người có thẩm quyền xử phạt và người vi phạm, nên sẽ không phát sinh tiêu cực, không trùng chéo với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính) hoặc sau một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu còn điểm hệ thống sẽ tự động phục hồi điểm cho tài xế.
Văn bản pháp luật được sử sụng: Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông 2020.
THAM KHẢO THÊM: