Ngày nay, các cụm từ "thương mại trung gian", "trung gian thanh toán", "dịch vụ trung gian", "thanh toán điện tử" ... không còn xa lạ. Vậy giao dịch trung gian có nghĩa là gì? Và có những hình thức giao dịch trung gian nào?
Mục lục bài viết
1. Giao dịch trung gian là gì?
Trước hết có thể thấy, việc giao dịch trung gian thông qua bên thứ ba đem lại cho các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để có thể trở thành một đơn vị trung gian thanh toán, cần phải đắp ứng được những yêu cầu nhất định. Điều kiện đầu tiên để có thể trở thành một đơn vị trung gian thanh toán hợp pháp đó là phải được sự cấp phép của chủ thể có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước, cho phép tham gia các hoạt động trung gian thanh toán, tham gia vào các giao dịch trung gian của các chủ thể. Hiện nay, tại Việt Nam, tồn tại rất nhiều các đơn vị trung gian thanh toán cung cấp các giải pháp công nghệ để phục vụ cho hoạt động thanh toán của người dân được trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Mỗi đơn vị trung tâm thanh toán sẽ mang lại các giải pháp công nghệ và nhu cầu giải quyết trung gian thông qua những hình thức khác nhau.
Có thể kể đến một số đơn vị phổ biến như sau:
– Momo. Đây được xem là công ty hàng đầu về ví điện tử cho người tiêu dùng;
– Zalopay. Đây được xem là nền tảng kết hợp giữa quá trình thanh toán và mạng xã hội;
– VNpay. Đây được xem là hình thức phổ biến bởi hoạt động thanh toán bằng mã QR.
Nhìn chung thì có thể nói, hiện nay chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về giao dịch trung gian. Có thế nói: Giao dịch trung gian hay còn được gọi với tên tiếng anh là “Intermediary Transactions”, là khái niệm để chỉ hình thức giao dịch giữa nhiều bên, tuy nhiên có sự tham gia của bên thứ ba, bên thứ ba trong giao dịch trung gian chính là cầu nối liên kết giữa người bán và người mua, là người đứng ra thỏa thuận và thống nhất về điều kiện giao dịch, chứng từ giao dịch cũng như phương thức giao dịch.
Ví dụ: Khi bạn mua các loại sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử trong trường hợp này sẽ đóng vai trò là bên thứ ba giữa người mua và các cửa hàng đăng ký hoạt động trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, các sàn thương mại điện tử sẽ tiến hành hoạt động lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến đơn hàng và đảm bảo tính minh bạch cho quá trình giao dịch.
Theo đó thì có thể nói, giao dịch trung gian thông qua bên thứ ba là một trong những hoạt động tránh rủi ro tốt, đồng thời đảm bảo tính chính xác và thuận lợi cho mỗi lần thực hiện giao dịch. Nhìn chung thì có thể nói, bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng tồn tại những điểm lợi ích và một vài điểm hạn chế nhất định. Vì vậy, hình thức giao dịch trung gian cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Có thể kể đến một số yêu điểm và nhược điểm của hình thức giao dịch trung gian như sau:
Thứ nhất, ưu điểm của hình thức giao dịch trung gian bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
– Việc giao dịch thông qua trung gian là một trong những vấn đề đòi hỏi bên thứ ba cần phải có kiến thức tốt về pháp luật, hiểu biết nhất định về thị trường, nắm bắt rõ về quy luật cung cầu trên thị trường, thông thạo các thủ tục giao dịch hợp pháp, để có thể đưa ra phương án giao dịch phù hợp. Nhờ vậy cho nên quá trình giao dịch của các bên chủ thể sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và giảm thiểu tốt nhất tất cả các rủi ro cho bên mua và bên bán trong quá trình giao dịch;
– Đồng thời, giao dịch thông qua hình thức trung gian có thể rút ngắn về thời gian, mọi vấn đề giao dịch thông qua bên trung gian sẽ được tiết kiệm khá nhiều chi phí, giảm thiểu các khoản đầu tư về cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện hoạt động giao dịch.
Thứ hai, bên cạnh những ưu điểm như trên, giao dịch thông qua hình thức trung gian cũng tồn tại một số điểm hạn chế. Có thể kể đến một số hạn chế khi thực hiện hoạt động giao dịch thông qua hình thức trung gian như sau:
– Khi thực hiện hoạt động giao dịch thông qua phương thức trung gian, các bên chủ thể giao dịch không thể trao đổi trực tiếp với đối phương, đây được coi là một trong những điểm hạn chế, bên bán và bên mua sẽ không thể kịp thời nắm bắt giá cả, tình hình cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường mà cần phải thông qua bên thứ ba;
– Khả năng cao sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian hoàn toàn có thể nhân cơ hội thu lợi nhuận nhằm mục đích trục lợi cá nhân phải đưa ra yêu cầu cao cho các bên tham gia giao dịch.
Vì vậy, căn cứ theo ưu điểm và nhược điểm của các hình thức giao dịch trung gian, người dân cần phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định sử dụng hình thức giao dịch trung gian này.
2. Hình thức giao dịch trung gian bao gồm những gì?
Hiện nay, về cơ bản thì các hình thức giao dịch trung gian thanh toán sẽ được chia thành các loại như sau:
– Giao dịch trung gian thanh toán thông qua những người có uy tín trên thị trường. Đây có thể được coi là nguồn khởi đầu cho quá trình thực hiện hoạt động giao dịch trung gian thanh toán. Khi công nghệ chưa hoàn toàn phát triển, để có thể đảm bảo tính minh bạch và công khai của các loại giao dịch giống như một bản hợp đồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, người ta thông thường sẽ trao đổi và thông qua một người có uy tín trên thị trường, những người đó có tín nhiệm để có thể chứng thực hoạt động giao dịch. Người trung gian này thông thường sẽ là người đứng đầu của một cộng đồng hoặc những người được cộng đồng ý thức và vô cùng tin tưởng. Người trung gian này sẽ được nhận một khoản phí để có thể thực hiện hoạt động chứng thực các giao dịch trực tiếp của các chủ thể;
– Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các đơn vị và tổ chức có thẩm quyền. Khi xã hội phát triển hơn, các đơn vị và tổ chức có thẩm quyền ra đời ngày càng nhiều, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giải quyết trong các giao dịch, điển hình có thể kể đến như cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước, ủy ban nhân dân … Đây được xem là nơi trực tiếp xử lý và chứng thực đối với các giao dịch và hợp đồng của các bên chủ thể;
– Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các biện pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ được cung cấp bởi các đơn vị trung gian thanh toán. Với quá trình phát triển vượt bậc ngày càng nhiều của công nghệ thông tin, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đã được ngân hàng nhà nước cho phép, thực hiện hoạt động đăng ký để ra đời và hoạt động hợp pháp. Các đơn vị này sẽ tạo ra nhiều giải pháp công nghệ nhằm mục đích hỗ trợ cho người bán và người mua thực hiện các giao dịch thanh toán một cách thuận lợi và nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều so với quá trình thực hiện giao dịch truyền thống.
3. Quy trình giao dịch trung gian được thực hiện thế nào?
Quy trình giao dịch trung gian có thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn bên thứ ba để từ đó có thể tham gia vào quá trình trao đổi, mua bán, giao dịch trung gian. Tuy nhiên cần phải lưu ý, bên trung tâm cần phải là cá nhân hoặc các đơn vị và tổ chức có uy tín để từ đó đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch.
Bước 2: Sau khi đã thống nhất tất cả các điều kiện và giá cả, kèm theo các loại thông tin cần thiết khác, xem xét chứng từ hợp lệ, bên mua sẽ chuyển tiền cho bên thứ ba để thông qua giao dịch trung gian.
Bước 3: Bên bán sẽ chuyển hàng hóa cho bên mua, sau khi người mua đã nhận hàng hóa và ứng ý, bên trung gian sẽ chuyển lại tiền cho bên bán.
Bước 4: Hoàn thành quá trình giao dịch trung gian.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.