Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết với nhau bằng văn bản. Vậy thỏa ước lao động tập thể khi chia tách hoặc sáp nhập được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thỏa ước lao động tập thể khi chia tách hoặc sáp nhập:
Điều 75
– Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết với nhau bằng văn bản.
– Thỏa ước lao động tập thể bao gồm có:
+ Có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
+ Có thỏa ước lao động tập thể ngành
+ Có thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
+ Những thỏa ước lao động tập thể khác.
– Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích các nội dung thỏa ước lao động tập thể có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 80 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; bán, cho thuê, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; bán, cho thuê, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì khi đó người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động hoàn toàn được có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật Lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động để thực hiện xem xét lựa chọn trong việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc là tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
– Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì khi đó quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trong trường hợp khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp thì khi đó người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động hoàn toàn được có quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp căn cứ vào những phương án sử dụng lao động để xem xét trong việc lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc là tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp như sau:
– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi mà đã đạt tỷ lệ những thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ
– Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã có quyền yêu cầu thương lượng tập thể thì khi đó việc tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức mà đã có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác sẽ có thể tham gia vào thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
– Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng được những điều kiện để được quyền yêu cầu thương lượng tập thể thì khi đó các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau với mục đích để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này sẽ phải đạt được tỷ lệ tối thiểu để được quyền yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Quy trình về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp:
Quy trình về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như sau:
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên tiến hành đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động ở trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp sẽ chỉ được ký kết khi mà đã có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể, ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm có toàn bộ những thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động ở tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành sẽ chỉ được ký kết khi mà có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm có toàn bộ những người lao động tại các doanh nghiệp tham gia trong thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của những tổ chức đại diện những người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp mà đã có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết việc tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
– Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do chính tổ chức đại diện của những người lao động quyết định nhưng phải không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của chính doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được phép gây ra những khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi chính đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể mà đã có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì sẽ được ký kết bởi Chủ tịch của Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
– Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động mà có thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể mà có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động ở tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết với nhau, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
3. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp:
– Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
– Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong
– Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì hoàn toàn có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên sẽ phải có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu như mà không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.