Người khuyết tật là cá nhân đã chịu nhiều những khó khăn, giới hạn trong cuộc sống vì thể chất nên tồn tại một số đối tượng vẫn có hành động phân biệt đối xử với các cá nhân này. Vậy, mức phạt khi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật được quy định thế nào trong pháp luật Việt Nam?
- 2 2. Mức phạt khi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật:
- 3 3. Thông tin, truyền thông, giáo dục có đạt hiệu quả trong việc đẩy lùi được tư tưởng và hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật?
1. Hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật được quy định thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân được xác định là người khuyết tật khi khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, ở trong một số trường hợp được xác định là bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho quá trình lao động, cũng như sinh hoạt, học tập diễn ra khó khăn so với những người khác. Một cá nhân được xem là người khuyết tật đem đến nhiều những bất lợi và tồn tại cả những mặc cảm nhất định trong đời sống, ngược lại với những chính sách động viên tạo điều kiện cá nhân này hòa nhập thì vẫn có hành động kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật. Đây là một trong những hành vi đang bị nghiêm cấm ở trong pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật thì việc kỳ thị người khuyết tật được hiểu là các cá nhân khác có thái độ khinh thường hoặc thể hiện tư tưởng của hành động thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người này. Còn đối việc phân biệt đối xử người khuyết tật thì thể hiện rõ hành vi xa lánh thậm chí là từ chối, ngược đãi, phỉ báng và có những thành kiến xấu hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người này. Như đã biết, theo quy định tại Điều 14 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật thì hành vi bị nghiêm cấm cũng đã được ghi nhận rõ đối với người khuyết tật như sau:
– Các cá nhân trong đời sống thường nhật có tư tưởng hành động kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật; Cố tình thực hiện các hành động xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật mà cá nhân này đáng được đối xử bình đẳng như các công dân khác;
– Những hành vi vi phạm pháp luật trái với đạo đức xã hội sẽ bị lên án đặc biệt là hành động lôi kéo dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện các hành vi này;
– Trên thực tế, vẫn tồn tại những tình trạng các đối tượng xấu sử dụng người khuyết tật để trục lợi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;
– Hành vi lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật sử dụng các hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của những người này để lấy được sự đồng cảm của những người khác vì mục đích trục lợi cho cá nhân;
– Có thể thấy, người khuyết tật là những cá nhân bị thiệt thòi nhiều về thể chất nên trách nhiệm của người nuôi dưỡng chăm sóc cũng luôn được đề cao đối với trường hợp những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật thì cũng sẽ bị nghiêm cấm;
– Một cá nhân được xác định là người khuyết tật thì phải trải qua quá trình xác định mức độ và được cấp giấy xác nhận theo đúng trình tự thủ tục. Việc gian dối trong xác định mức độ khuyết tật cấp giấy xác nhận khuyết tật nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Mặc dù pháp luật đã quy định rất nhiều các điều khoản liên quan đến việc nghiêm cấm cũng như để bảo đảm được sự bình đẳng quyền lợi của người khuyết tật nhưng trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng phân biệt kỳ thị dẫn đến nhiều hệ quả xấu tại Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản người khuyết tật cũng giống như bao người bình thường khác họ đều được pháp luật công nhận và trao quyền công dân, quyền con người và họ cũng được quyền bình đẳng tham gia vào những hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kỳ sự kỳ thị và phân biệt đối xử nào.
Với các nội dung phân tích trên mặc dù người khuyết tật có những khiếm khuyết trên cơ thể bị giới hạn nhiều về khả năng được tiếp cận trong học tập làm việc và sinh hoạt, tuy nhiên cá nhân cộng đồng cũng như nhà nước vẫn luôn xây dựng một môi trường sống hòa nhập và tạo điều kiện nhiều hơn cho những đối tượng này được tiếp cận các yếu tố trong cuộc sống. Hành động kỳ thị phân biệt đối xử đối với người khuyết tật không chỉ đi ngược lại với đạo đức của một con người cũng như giá trị truyền thống, những tính cách cao quý của người Việt Nam mà còn có thể sẽ bị xử phạt theo đúng chế tài mà pháp luật Việt Nam đã quy định. Đối với mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật về người khuyết tật sẽ được trình bày cụ thể tại mục 2 của bài viết này.
2. Mức phạt khi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật:
Liên quan đến mức phạt đối với hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật hiện nay đã được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền đó là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng áp dụng với các hành vi được nêu dưới đây:
– Thứ nhất hành vi đầu tiên được khẳng định đó là nếu có sự kỳ thị phân biệt đối xứng với người khuyết tật sẽ bị áp dụng mức phạt tối đa lên đến 5 triệu đồng;
– Bên cạnh đó có những hành động gây cản trở quyền của con người đó là kết hôn nuôi con hợp pháp của người khuyết tật cũng sẽ bị xử lý nghiêm;
– Ai cũng có nhu cầu được lựa chọn cách sống độc lập và hòa nhập với cộng đồng hành vi gây cản trở người khuyết tật được sống độc lập hòa nhập sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật;
– Bên cạnh đó, quyền tham gia bình đẳng các hoạt động xã hội cũng như quyền tiếp cận Công nghệ thông tin nếu có sự vi phạm cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt;
– Cũng theo quy định của điều này thì mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật theo đúng quy định mà Nhà nước đã đề ra việc lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật đã trục lợi riêng hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì mức phạt sẽ là từ 10 triệu đồng ra 20 triệu đồng;
– Mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm đối với người khuyết tật đó là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu thực hiện hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện những hành vi được xác định là vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền đã được trình bày nêu trên, mà trong một số trường hợp còn sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Hiện nay, theo quy định thì biện pháp buộc nộp lại số lợi bất chính sẽ được áp dụng đối với việc thực hiện các hành vi vi phạm đó là không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật; cũng như trục lợi do sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân hoặc tình trạng của người khuyết tật.
Lưu ý rằng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Chương 2 của Nghị định này sẽ chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân trừ các quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này.
Chính vì vậy, mức phạt tiền đối với tổ chức khi vi phạm sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân khi vi phạm Với quy định nêu trên hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng áp dụng đối với cá nhân; còn trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ là từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
3. Thông tin, truyền thông, giáo dục có đạt hiệu quả trong việc đẩy lùi được tư tưởng và hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật?
Mặc dù việc kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật vẫn luôn được đặc biệt quan tâm, chú trọng để ngăn chặn và xóa bỏ đối với hành vi này, tuy nhiên ở đâu đó vẫn còn tồn tại những tư tưởng và hành động dẫn đến rào cản giữa người khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng. Những biện pháp được sử dụng để đẩy lùi được các tư tưởng hành động kỳ thị phân biệt đối xử áp dụng hiện nay vô cùng đa dạng trong đó phải kể đến quá trình truyền thông, giáo dục và cung cấp các thông tin đến người dân. Có thể khẳng định rằng, đối với tình trạng phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay thì việc truyền thông, giáo dục là một trong những phương pháp được đánh giá hiệu quả cao và có thể tiếp cận được nhiều các đối tượng cũng như thay đổi được suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Việc thông tin truyền thông giáo dục vấn đề khuyết tật hỗ trợ cho quá trình phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, nâng cao được nhận thức, thay đổi được thái độ hành vi về vấn đề khuyết tật và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc chống kỳ thị phân biệt đối xử của người khuyết tật.
Về cơ bản những tư tưởng hành động phân biệt đối xử sẽ chỉ xuất phát do suy nghĩ, sự nhận thức còn đang hạn hẹp và chưa có sự bao dung, đồng cảm người với nhau. Để thúc đẩy truyền thông thông tin giáo dục và khuyết tật cần được xây dựng với các nội dung có tính xác thực và đầy đủ. Hiện nay trong Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật cũng đã ghi nhận rằng nội dung trong thông tin, truyền thông, giáo dục và vấn đề khuyết tật phải thể hiện rõ các nội dung sau:
– Thể hiện được quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;
– Đồng thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước và người khuyết tật cũng phải được đề cập một cách xúc tích, ngắn gọn, đầy đủ và chính xác;
– Thể hiện rõ được trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân gia đình đối với những cá nhân là người khuyết tật;
– Và có thể phân tích được rõ hơn về vấn đề này thì những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật cũng như các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu khuyết tật cũng cần được đề ra một cách song song
– Có thể khẳng định rằng, trách nhiệm thông tin truyền thông giáo dục và vấn đề khuyết tật không chỉ là trách nhiệm riêng của một cơ quan, cá nhân nào mà nó là sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức khác nhau trong đó phải kể đến đó là Ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện công tác thông tin truyền thông giáo dục về vấn đề khuyết tật đến địa bàn của các địa phương. Cơ quan này cần thật sự thúc đẩy, phát triển được công tác tuyên truyền truyền thông, giáo dục đến từng địa phương, từng nhà, từng người thì mới đảm bảo được sự hiệu quả.
– Bên cạnh đó cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng vị trí đăng trên báo in, báo điện tử, các vấn đề liên quan đến thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục và vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy thông tin truyền thông giáo dục là một trong những hình thức sẽ đem đến hiệu quả cao trong việc đẩy lùi tư tưởng, hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật. Đây được đánh giá là hình thức diễn ra nhanh chóng, tiếp cận được nhiều các đối tượng và nội dung truyền tải có thể sẽ được lan truyền nhanh hơn và rộng hơn so với những hình thức tuyên truyền một cách truyền thống. Nhà nước ta nên cần đặc biệt đẩy mạnh hơn trong việc giảm thiểu kỳ thị phân biệt đối xử thông qua thông tin truyền thông và giáo dục.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật;
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.