Sản xuất rượu công nghiệp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy doanh nghiệp muốn sản xuất rượu công nghiệp thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Dưới đây là những điều kiện để được tiến hành hoạt động sản xuất rượu công nghiệp mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được sản xuất rượu công nghiệp mới nhất:
Sản xuất rượu công nghiệp là khái niệm để chỉ toàn bộ quá trình sản xuất hiệu dựa trên dây chuyền máy móc, các trang thiết bị công nghiệp hiện đại. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Kinh doanh rượu là một trong những ngành nghề thuộc danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rượu cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Thương nhân tiến hành hoạt động sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, mua bán rượu trên thị trường, bán buôn và bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên bắt buộc cần phải có giấy phép được cung cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thương nhân bán rượu có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân có hoạt động kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5.5 độ trở lên sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện. Hộ gia đình và cá nhân sản xuất rượu thủ công có nồng độ cồn từ 5.5 độ trở lên bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để thực hiện hoạt động chế biến lại bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất;
– Trong quá trình phân phối, bán buôn rượu, thương nhân sẽ cần phải thực hiện và tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy. Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định cụ thể về điều kiện để được sản xuất rượu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về điều kiện để sản xuất rượu công nghiệp, cụ thể như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Có dây chuyền máy móc, có các loại trang thiết bị hiện đại, có quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng đầy đủ quy mô dự kiến trong quá trình sản xuất rượu công việc;
– Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về vấn đề an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo các điều kiện về vấn đề bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng đầy đủ các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa đối với rượu công nghiệp;
– Có các cán bộ kĩ thuật đáp ứng đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề sản xuất rượu công nghiệp.
Theo đó, trong quá trình sản xuất rượu công nghiệp thì các cơ sở sản xuất cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
2. Thành phần hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
– Bản sao của giấy tiếp nhận biên bản công bố hợp quy, hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bản sao của giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất rượu công nghiệp;
– Bản sao của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
– Bản liệt kê tên các loại hàng hóa rượu, kèm theo bản sao của nhãn hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất trên thực tế;
– Bản sao bằng cấp, cấp lại chứng từ, giấy chứng nhận chuyên môn, quyết định tuyển dụng hoặc
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất hiện quan điểm. Cụ thể như sau:
– Bộ Công thương được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 3.000.000 lít/năm trở lên và có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối rượu;
– Sở Công thương được xác định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 3.000.000 lít/năm và cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép buôn bán rượu trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
– Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, giấy phép bán lẻ rượu, giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận huyện/thành phố trực thuộc tỉnh;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cũng sẽ được xác định là cơ quan có thẩm quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời hạn của giấy phép sản xuất liệu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 15 năm.
3. Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp được quyền bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có đầy đủ giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu phải bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và các thương nhân mua rượu để thực hiện hoạt động xuất khẩu;
– Được quyền trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với các loại rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
– Được mua trong nước hoặc tiến hành hoạt động nhập khẩu rượu bán thành phẩm để thực hiện hoạt động sản xuất rượu thành phẩm trên thực tế;
– Được mua rượu của các tổ chức và cá nhân sản xuất từ rượu thủ công để chế biến lại theo quy định của pháp luật;
– Có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ về nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy vào lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương;
– Nghị định 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.